Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ 1/1/2010: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước và Nghị định 98/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Tại Nghị định 97, các đối tượng chịu điều chỉnh là người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam. Mức lương tối thiểu sẽ chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công, tiền lương và mức sống tại vùng đó. Cụ thể: vùng I là 980.000 đồng/tháng; vùng II: 880.000 đồng/tháng; vùng III: 810.000 đồng/tháng; vùng IV: 730.000 đồng/tháng.

Tại Nghị định 98, lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định: vùng I là 1.340.000 đồng/tháng; vùng II: 1.190.000 đồng/tháng; vùng III: 1.040.000 đồng/tháng; vùng IV: 1.000.000 đồng/tháng.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước lần lượt theo từng vùng là 800.000; 740.000; 690.000; 650.000 đồng/tháng và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.200.000; 1.080.000; 950.000; 920.000 đồng/tháng. 

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng sắp tới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 80.000-180.000 đồng/tháng. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..., mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.  

Hai nghị định mới này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2010.

(Theo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu
  • An toàn vệ sinh lao động: Khoảng trống
  • Chiến lược phát triển dạy nghề :Chưa gỡ được nút thắt
  • Doanh nghiệp phải lập quỹ đào tạo người lao động
  • Chính sách cho lao động làm việc tại Lào: Quá nhiều bất cập
  • Tăng lương tối thiểu trong doanh nghiệp từ 2010
  • Đồng bằng sông Cửu Long Vì sao "đói" lao động ?
  • Đào tạo nhân lực ở Đồng Nai: Nhìn từ mô hình xã hội hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu