Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đào tạo nghề: Cái cần thì thiếu...

Trường Đại học Sài Gòn với khẩu hiệu “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”
Trường Đại học Sài Gòn với khẩu hiệu “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”

DN lại tiếp tục “than” về việc thiếu nhân lực tại hội nghị góp ý cho Chiến lược dạy nghề 2011-2020, vừa được tổ chức tại Bình Dương mới đây. Không chỉ than thở, nhiều DN còn cho rằng  không thể hô hào xã hội hóa (XHH) dạy nghề chung chung, mà phải có hỗ trợ cụ thể về đất, vốn, thuế…

Để thực hiện mục tiêu mà Chiến lược dạy nghề giai đoạn 2011-2020 đã đề ra là đến 2020 cả nước có khoảng 50 triệu người có việc làm trên tổng dân số khoảng 99 triệu người, nhiều DN nói trước hết Nhà nước phải cụ thể hóa các chính sách ưu đãi hoạt động dạy nghề. Đồng thời đề ra mục tiêu dạy nghề công nghệ cao ngay bây giờ.

Thiếu lao động biết nghề

Một DN chuyên về sản xuất linh kiện điện tử công nghiệp ôtô cho biết trở ngại lớn nhất của DN là thiếu lao động (LĐ). Vì thiếu LĐ mà Cty ông đã không thể nhận hết các đơn hàng, dù đã phải làm 3 ca/ngày. Một DN chuyên sản xuất van chân không cho biết: Năm 2008, khi Cty bắt đầu hoạt động, ông tìm kỹ sư tại VN nhưng không có trường nào đào tạo kỹ sư chuyên ngành mà ông cần. Thậm chí ông đã 2 lần, mỗi lần cách nhau cả năm trời qua đặt hàng tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, nhằm tìm LĐ về... đào tạo thêm nhưng cũng chờ cả năm mà không có. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Hưng - Phó GĐ Cty TNHH giao nhận thương mại (Logistics) cho rằng xã hội đang cần người biết những nghề rất mới tại VN như nghề linh kiện điện tử, nghề cơ khí chính xác... Cụ thể như nghề logistics của Cty ông Phương phải tuyển LĐ không chuyên ngành như kinh tế đối ngoại, tài chính, thuế... rồi cho học thêm cả năm trời mà nhiều người chưa làm được.

Ông Quốc Anh - phụ trách marketing Cty Intel VN còn cho biết Intel muốn tuyển LĐ tại VN do chiến lược của Cty là đào tạo người tại chỗ, vừa giảm chi phí vừa  gắn bó lâu dài nhưng rất khó. Nếu là kỹ sư thì Intel VN tuyển từ các khoa điện tử, tin học hệ đại học, các cử nhân này chủ yếu giỏi lý thuyết nhưng kém thực hành, còn nếu tuyển công nhân thì phải huấn luyện mất ít nhất vài tháng.

Nhà trường cần chủ động

Ông Trần Văn Liễu - Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương cho biết: Nguồn LĐ từ các trường dạy nghề hiện chưa đủ và chưa sát nhu cầu do vướng quá nhiều. Các trường thường không nắm chính xác được DN cần lao động như thế nào, cần bao nhiêu... Thậm chí, hiện nhiều nghề rất mới, đòi hỏi nhà trường phải cập nhật thiết bị thực hành mới nhưng không phải trường nào cũng có. Hiện có không ít trường dạy nghề cho học viên thực hành trên các loại máy của hàng chục năm trước. Bậc sơ- trung- cao đẳng nghề thì dạy bằng máy móc lạc hậu. Bậc đại học chỉ dạy lý thuyết là chính, thực hành thì trên tinh thần biết “khái niệm” là chính, chứ kỹ năng chưa có.

Chính vì vậy, ông Liễu đề cao vai trò tự chủ của trường dạy nghề. Theo ông Liễu thì sự lạc hậu, thiếu tự chủ của trường dạy nghề thấy rõ nhất tại các trường công lập. Muốn mở trường, mua thiết bị, dạy thêm nghề thì thiếu kinh phí... mà xin được phép, duyệt được kinh phí thì DN đã tuyển chỗ khác hoặc đã tự đào tạo. Ông Liễu cho biết: Ban quản lý KCN xin vốn ngân sách xây một trường trung cấp nghề chưa tới 2.000 m2, vốn đầu tư 14 tỷ đồng nhưng đến 7 năm chưa xong do thiếu tự chủ, vướng thủ tục nên ngân sách chưa giải ngân, để lâu thì phải điều chỉnh kinh phí vì trượt giá. Trong khi đó trường nghề Đồng An của tư nhân cấp phép năm trước thì năm nay đã tuyển sinh. Tuy nhiên, có rất ít DN sản xuất tự xây dựng được trường dạy nghề vì nhiều nguyên nhân. Ông Bùi Mạnh Lân - chủ đầu tư 2 KCN Đồng An I & II và là Chủ tịch HĐQT Trường Cao đẳng nghề Đồng An nói: Ưu thế của chúng tôi là nắm chắc nhu cầu của DN sản xuất, tự chủ về tiền bạc, nhân lực, kế hoạch đào tạo nhưng vẫn thiếu tự chủ về thủ tục hồ sơ, đất đai... cần Nhà nước ưu tiên giúp đỡ.

Thiết nghĩ, trường nghề muốn tự chủ thì trước hết phải chủ động tìm hiểu thị trường LĐ nhằm lên kế hoạch đào tạo. Nhà trường phải hiểu DN cần gì, cần bao nhiêu lao động, LĐ đó phải biết cái gì.  Mà muốn biết những điều này thì phải quan hệ thân thiết với các DN sản xuất. Thậm chí, việc dạy nghề do chính DN sản xuất hoặc nhóm các DN tự làm là phù hợp nhất.

 

(Theo Phạm Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • “Tuyển nhân sự quốc tế giá địa phương”
  • Mục tiêu xuất khẩu lao động: Đích còn xa
  • Không ngăn được việc doanh nghiệp ép lương lao động
  • Đến lúc chấm dứt chiến lược nhân công giá rẻ?
  • Số lao động mất việc giảm dần
  • Từ 1/1/2010: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu
  • An toàn vệ sinh lao động: Khoảng trống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu