Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách nhập cư và thiếu hụt lao động

Nguyễn Văn Thành quê tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc sau sáu năm làm công nhân tại tỉnh Bình Dương đã quyết định không trở lại đó mà đi tìm việc tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội, nơi chỉ cách nhà Thành vài chục kilomet thay vì hàng ngàn kilomet như trước đây. Thành nói, so mức lương 2,8 triệu/tháng tại Bình Dương với mức lương 2,5 triệu/tháng ở Hà Nội thì Thành quyết định làm ở Hà Nội bởi chi phí sẽ ít đi.

Nhiều lao động như Thành sau tết đã không quay trở về nơi làm việc cũ làm nên sự khan hiếm lao động tại hầu hết các khu công nghiệp sau tết, nhất là tại khu vực phía Nam. Đây là nỗi lo thường trực của hầu hết các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp bởi sau khi trả lương, thưởng tết không có ràng buộc gì để người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã tìm cách nợ lương, nợ thưởng người lao động để sau tết mới trả nhưng vẫn không làm dịu đi sự căng thẳng về nguồn cung lao động đầu năm. Sự thiếu hụt lao động ngày càng trở nên nghiêm trọng khi nhiều khu công nghiệp thi nhau mọc lên trong khi chưa được chuẩn bị về nguồn lao động. Tại nhiều địa phương, nguồn lao động chủ yếu dựa vào những người nhập cư nhưng do không được đảm bảo về đời sống vật chất lẫn tinh thần, những lao động như Thành đã không mạo hiểm “di cư” đi xa nữa mà tìm kiếm cơ hội ở những nơi gần hơn.

Thực trạng này hiện nay đang diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Theo Báo cáo cung cầu lao động được bộ Lao động, thương binh và xã hội gửi Chính phủ cuối năm 2009, tỉnh Đồng Nai hàng năm thiếu hụt tới 20.000 lao động, trong đó 5.000 công nhân kỹ thuật và 15.000 lao động phổ thông; TP.HCM trong năm 2009 cần tuyển tới 62.000 người nhưng chỉ đáp ứng được tỷ lệ thấp; tỉnh Bình Dương cần tuyển tới 41.600 người… Trong năm 2009 các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng qua sàn giao dịch việc làm tại các tỉnh với số lượng hơn 100.000 lao động, trong đó 80% là lao động phổ thông nhưng số người đến đăng ký chỉ bằng 17% nhu cầu tuyển dụng và số lượng tuyển được thực tế chỉ bằng 6% nhu cầu.

Chính việc thiếu hụt các chính sách “giá đỡ” đối với lao động nhập cư nên nhiều năm qua đã không tạo nên được những dòng di cư lao động tích cực.

Nguyễn Hữu Dũng,
trợ lý bộ trưởng bộ Lao động, thương binh và xã hội

Tại rất nhiều tỉnh, thành phố phía Nam sự thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng, trong khi tại nhiều tỉnh phía Bắc, miền Trung số lượng lao động dư thừa lại vẫn nhiều. Nhưng sức hút từ đồng tiền lương không đủ kéo những người lao động nông nghiệp rời bỏ ruộng vườn để góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Như Nguyễn Văn Thành, mặc dù tìm việc ở khu công nghiệp Thăng Long khó khăn hơn so với trong các khu công nghiệp tại Bình Dương vì người nhiều việc ít nhưng Thành vẫn không trở lại Bình Dương nữa. Tiền lương 2,8 triệu đồng/tháng lại phải chi trả đủ các loại chi phí khiến sáu năm làm việc tại Bình Dương, Thành không tiết kiệm được nổi chục triệu đồng. Thêm nữa, Thành đã tính đến chuyện kết hôn nên phải tính đến chuyện sinh con và trường học, bệnh viện… cho con sau này.

Tính toán của những lao động nhập cư như Thành là có cơ sở. “Nếu vào Bình Dương làm việc và lấy vợ trong đó, với đồng lương 2,8 triệu/tháng em phải đi thuê nhà, nuôi vợ con và thậm chí trả tiền cho con đi học mẫu giáo cũng khó khăn. Trong khi đó nếu ở nhà thì đã có ruộng cấy lấy thóc ăn, trường mẫu giáo gần nhà và tiền thuê nhà cũng không mất”, Thành kể.

Ở góc nhìn của một công nhân như Thành thì điều đó có lợi. Nhưng nếu xét về tổng thể thì những tính toán như vậy có hại cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Nếu những chính sách điều tiết thị trường lao động không can thiệp được vào những tính toán như vậy thì câu chuyện thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp sẽ vẫn còn tiếp diễn trong nhiều năm nữa.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, trợ lý bộ trưởng bộ Lao động, thương binh và xã hội, người đang tham gia vào xây dựng Chiến lược an sinh xã hội quốc gia tới năm 2020 cũng thừa nhận, chính việc thiếu hụt các chính sách “giá đỡ” đối với lao động nhập cư nên nhiều năm qua đã không tạo nên được những dòng di cư lao động tích cực. “Chỉ với đồng lương thấp, không được hỗ trợ về nhà ở, giáo dục và y tế, thậm chí cả chính sách hộ khẩu cũng khắt khe khiến cho người lao động không muốn dịch chuyển”, ông Dũng nói.

Bởi vậy trong Chiến lược an sinh xã hội quốc gia cho giai đoạn 2011 – 2020 đang được xây dựng, dự kiến sẽ có chương trình hỗ trợ cho lao động di cư. Theo ông Dũng, dự kiến ban đầu sẽ là việc hỗ trợ tiền di chuyển, tiền ăn ở trong những tháng đầu tiên cho những lao động này. Để thực hiện dự kiến này ngân sách sẽ phải chi ra khoản tiền không nhỏ. Nhưng ông Dũng cũng cho rằng để thu hút lao động nhập cư thực sự hiệu quả, chính các tỉnh, thành phố phải đưa ra các chính sách “trải thảm đỏ” như hỗ trợ họ nhập khẩu, chính sách về y tế, giáo dục đối với lao động nhập cư…thay vì trông chờ các chính sách từ Trung ương.

(Theo Tây Giang // SGTT Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Người lao động phải được làm việc trong điều kiện an toàn
  • DN Quảng Nam – Đà Nẵng: “Đói” nhân lực
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Lao động nước ngoài không phép sẽ bị trục xuất
  • Công bố 14 trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
  • Năm 2010 tạo việc làm cho 100.000 lao động nông thôn
  • Tăng lương tối thiểu: Lao động và doanh nghiệp cùng kêu khổ
  • Người lao động "nhảy việc" ngay từ đầu năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu