Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng lương tối thiểu: Lao động và doanh nghiệp cùng kêu khổ

Lương tối thiểu vừa được tăng thêm vào ngày 1.1 vừa qua đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức tăng này không làm hài lòng cả người lao động và chủ sử dụng.

Lao động: chưa đủ sống

Mức lương tối thiểu chung hiện nay quá thấp, không đảm bảo đủ mức sống tối thiểu cho người lao động.

Tiền lương tối thiểu chung hiện tại đang được quy định là 650.000 đồng/tháng cho bản thân người lao động và một người ăn theo. Mức lương tối thiểu chung được dùng để làm căn cứ tính lương tối thiểu của bốn vùng khác nhau trên cả nước. Trong lương tối thiểu vùng lại được chia ra làm hai loại: lương tối thiểu vùng cho doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân). Lương tối thiểu chung sẽ được tăng lên 730.000 đồng/tháng vào ngày 1.5 tới.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Hào, phó vụ trưởng vụ Lao động — tiền lương, mức lương tối thiểu chung hiện nay quá thấp, không đảm bảo đủ mức sống tối thiểu cho người lao động. So sánh với chuẩn nghèo được ban hành từ năm 2005 thì mức lương tối thiểu này đang khiến người lao động sống cận nghèo. “Theo chuẩn nghèo cho hai người được ban hành thì ở đô thị là 520.000 đồng/tháng và ở nông thôn là 400.000 người/tháng. Như vậy chưa tính trượt giá từ năm 2005 tới nay thì lương tối thiểu đang cận nghèo”, ông Hào nói.

Nếu tính theo chuẩn nghèo quốc tế đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ngày tương đương với 30 USD/tháng và 60 USD/tháng cho hai người thì mức lương tối thiểu chung phải tương đương với khoảng 1,08 triệu đồng/tháng. “Trong khi đó theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì lương tối thiểu chỉ có thể thấp hơn mức lương trung bình đủ sống khoảng 25 — 30%, nhưng ở nước ta thấp hơn là 40%”, ông Hào cho biết.

Lương tối thiểu thấp, không được điều chỉnh kịp thời và linh hoạt xuất phát từ sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Mỗi khi xác định mức lương tối thiểu, các nhà làm chính sách thường căn cứ vào khả năng chi trả của ngân sách đối với lao động khu vực nhà nước, hơn là nhìn vào thực tế đời sống người lao động.

Doanh nghiệp: tăng chi phí

Trong khi người lao động không thể tồn tại được với mức lương tối thiểu thấp thì những đợt tăng lương tối thiểu liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây đã khiến các doanh nghiệp kêu vì chi phí đầu vào tăng.

Theo lộ trình cải cách tiền lương đã được phê duyệt trong giai đoạn 2008 — 2012, sẽ còn nhiều đợt tăng lương tối thiểu nữa nhằm đảm bảo tiền lương thực tế và mức sống tối thiểu cho người lao động.

Theo bộ Lao động — thương binh và xã hội, với việc tăng lương tối thiểu từ ngày 1.1 vừa qua, mức lương bình quân chung trên thị trường sẽ tăng khoảng 10%. Điều này có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, dự kiến tổng quỹ lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp sẽ tăng thêm khoảng 4,6%, chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng thêm khoảng 0,33% so với khi chưa tăng lương. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 5% so với khi chưa tăng lương.

Mức tăng tổng các quỹ lương, bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp ở các doanh nghiệp dân doanh là cao nhất, tương đương với 5,8% trong khi ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,9% và doanh nghiệp nhà nước là 3,2%. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là dệt may, da giày có mức tăng khoảng 5,3%, chi phí tăng thêm 0,99% và lợi nhuận dự kiến giảm 20,8% so với khi chưa tăng lương tối thiểu.

Ông Hào thừa nhận việc tăng lương tối thiểu có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh doanh nghiệp không tổ chức lại lao động cho hợp lý hơn hoặc tìm cách tăng năng suất lao động thì việc lương tối thiểu tăng liên tiếp sẽ tác động không tốt tới chi phí đầu vào và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo lộ trình cải cách tiền lương đã được phê duyệt trong giai đoạn 2008 — 2012, sẽ còn nhiều đợt tăng lương tối thiểu nữa nhằm đảm bảo tiền lương thực tế và mức sống tối thiểu cho người lao động. Đồng thời các đợt tăng lương tối thiểu này nhằm đạt tới sự thống nhất mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp dự kiến vào năm 2012. Như vậy, theo ông Hào, doanh nghiệp cần phải tìm cách tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động và xây dựng một chiến lược nhân sự phù hợp để hạn chế các tác động tiêu cực của việc lương tối thiểu tăng.

(Theo Tây Giang // SSTT Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu