Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

An toàn vệ sinh lao động: Khoảng trống

Văn phòng DN vì sự phát triển bền vững trực thuộc VCCI đang phối hợp chặt chẽ với toàn bộ hệ thống chi nhánh của VCCI trên toàn quốc để triển khai các hoạt động của dự án 4 của chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Mục tiêu của dự án 4 nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong các DNNVV. Tuy nhiên theo VCCI vẫn còn nhiều khoảng trống trong công tác ATVSLĐ trong các DNNVV.

Hiện nay cả nước có gần 400 ngàn DN với hơn 10 triệu lao động, sự phát triển mạnh mẽ số lượng các DN, ngành nghề... đã nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó nổi lên vấn đề tai nạn lao động. Với vai trò của mình, VCCI và các cơ quan chức năng đang có nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng DN.

Nhiều lao động chưa hiểu luật lao động

Đây có thể nói là thực trạng khá buồn trong các DN hiện nay, ý thức người lao động trong việc tự bảo vệ mình rất thấp. Theo Tổng Liên đoàn Lao động VN, hiện chỉ có 7,2% công nhân lao động trong DN dân doanh và 5,6% công nhân lao động trong DN có vốn đầu tư nước ngoài biết về Luật Lao động.

5 năm trở lại đây, cả nước đã xảy ra 27.744 vụ tai nạn lao động, làm chết 3.172 người và 28.822 người bị thương, thiệt hại vật chất lên tới 251,19 tỷ đồng và 950.119 lượt ngày công do nghỉ việc...

Đấy là phía người lao động, còn về phía DN, nhiều DN mặc dù ý thức được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ nhưng họ đã bỏ qua, đây cũng là một trong nhiều lý do khiến tai nạn lao động đang ngày một gia tăng. Khi đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó giám đốc Văn phòng DN vì sự phát triển trực thuộc VCCI, đơn vị trực tiếp thực hiện dự án 4 của chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động cho biết , trong Bộ luật lao động đã nêu rất rõ các DN VN nói chung và DNNVV nói riêng phải thực hiện ATLĐ. Nhìn chung các DNNVV thực hiện chưa được bài bản và chuyên nghiệp. Việc thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động tại DN, vấn đề triển khai các hoạt động... chưa được các DN quan tâm đúng mức và thực hiện hiệu quả. Công tác bảo hộ lao động tại các DN nhỏ, các khu vực làng nghề như làng nghề làm giầy, làng nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... còn nhiều bất cập.

Đồng tình với quan điểm này, một cán bộ của Tổng LĐLĐ VN cũng phải thừa nhận một trong những nhận nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động, cháy nổ hiện nay có phần là do DN và người lao động thiếu ý  thức trong việc cải thiện điều kiện làm việc, nhất là trong giai đoạn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Để chạy đua tranh giành thị phần giá rẻ, nhiều DN chỉ chú trọng khâu sản xuất mà “quên” hẳn việc đầu tư bảo hộ lao động cho người lao động. Thậm chí nhiều DN khi xảy ra tai nạn còn trốn tránh trách nhiệm. Do vậy, theo vị cán bộ này, để tránh tình trạng trên, Nhà nước nên ban hành chế tài, đưa ra định mức cụ thể về kinh phí DN phải chi cho công tác bảo hộ lao động. Bên cạnh đó cũng cần quy định bắt buộc người lao động phải sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động trong khi hoạt động sản xuất.

Cần sự phối hợp từ nhiều phía

Trước thực trạng ý thức của người lao động và cả chủ sử dụng lao động trong công tác ATVSLĐ thấp, VCCI đang có nhiều giải pháp hỗ trợ, trong đó công tác đào tạo, nâng cao ý thức về vệ sinh ATLĐ trong các DN được VCCI chú trọng. Hiện nay, các chương trình của Dự án 4 của VCCI đang được triển khai mạnh mẽ, VCCI hướng dẫn rất rõ cho DN, làm thế nào để thiết lập Hội đồng Bảo hộ lao động tại DN, làm thế nào để đưa các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên... tích cực tham gia công tác bảo hộ lao động. VCCI tập trung thông qua truyền thông cho các đối tượng là người sử dụng lao động và người lao động, huấn luyện cho các DN về các nội dung quan trọng của công tác bảo hộ lao động... có khoảng gần 10 ngàn DN được hưởng lợi từ hoạt động của dự án 4.

Ông Nguyễn Quang Vinh cho rằng, suy cho cùng công tác bảo hộ lao động là công tác của mọi người, nhưng lãnh đạo DN đóng vai trò quyết định và quan trọng vì họ là người đưa ra chương trình này và ủng hộ các cơ quan đoàn thể trong DN tham gia và thực hiện. Chỉ khi có sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của lãnh đạo DN thì người lao động mới tham gia công tác bảo hộ lao động và nó sẽ được thực hiện bởi từng người lao động chứ không phải của riêng ai. Công tác nâng cao nhận thức cho các cấp, lãnh đạo, công đoàn, người lao động rất quan trọng, các công cụ hỗ trợ rất quan trọng, ví dụ Văn phòng DN vì sự phát triển bền vững thông qua Dự án Sáng kiến Liên kết DN (VBLI) đã thiết kế Hệ thống Hỗ trợ Quản lý trong ngành da giày và dệt may bằng việc in cuốn sách cẩm nang hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động tại DN rất cụ thể. Cuốn Hệ thống Hỗ trợ quản lý gồm 18 chương được thiết kế khoa học, bao gồm những kiến thức thực tế, chuyên sâu về công tác bảo hộ lao động... được cộng đồng DN đón nhận và đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về ATLĐ, để công tác ATLĐ trong DN được thực hiện tốt rất cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía. Trước hết cần đẩy mạnh trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động và mở rộng phạm vi tham gia của các đối tác xã hội khác với nhiều phương thức, hình thức và mô hình linh hoạt để chia sẻ trách nhiệm xã hội trong việc thực hiện các chính sách về ATLĐ trong DN. Bên cạnh đó, cần tập trung tham gia với Nhà nước xây dựng các văn bản pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động tại các cơ sở sản xuất, DN...

 

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Chiến lược phát triển dạy nghề :Chưa gỡ được nút thắt
  • Doanh nghiệp phải lập quỹ đào tạo người lao động
  • Chính sách cho lao động làm việc tại Lào: Quá nhiều bất cập
  • Tăng lương tối thiểu trong doanh nghiệp từ 2010
  • Đồng bằng sông Cửu Long Vì sao "đói" lao động ?
  • Đào tạo nhân lực ở Đồng Nai: Nhìn từ mô hình xã hội hóa
  • Có xoá được cò lao động xuất khẩu?
  • Phận công nhân nữ nhập cư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu