Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đào tạo nghề từ công tác khuyến công: Lợi ích kép

Từ 6 năm nay, chương trình đào tạo nghề nằm trong hoạt động khuyến công (KC) của Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (TTKC-TVPTCN) thuộc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương thực hiện đã đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là giúp DN trên địa bàn tỉnh phát huy hiệu quả đầu tư.

Theo Sở Công Thương, công tác KC với nhiều hoạt động gắn với thực tiễn được TTKC-TVPTCN thuộc sở thực hiện rất hiệu quả. Thời gian qua đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nhiều ngành nghề như: sản xuất sản phẩm mây tre lá, sản xuất sản phẩm từ sợi nhựa, đào tạo nâng cao kỹ năng công nhân may, công nhân ngành giày da... cho nhiều đơn vị như Hợp tác xã Ba Nhất, Cty TNHH thương mại - sản xuất - xuất nhập khẩu Tuấn Linh, Cty TNHH một thành viên may mặc Bình Dương, Cty TNHH đồ gỗ xuất khẩu Minh Phương,... Chính công tác đào tạo này đã hỗ trợ tích cực và tạo điều kiện cho các DN đầu tư phát triển sản xuất ổn định và bền vững hơn.

Việc đào tạo từ KC không chỉ giúp DN ổn định được nguồn lực mà còn giúp cho chính NLĐ tăng thu nhập. Giám đốc nhân sự Cty TNHH MTV may mặc Bình Dương Nguyễn Hồng Anh cho rằng: “Chương trình KC đã giúp cho các DN bổ sung thêm lực lượng lao động có tay nghề, kỹ năng và tăng năng suất lao động. Ngoài ra còn giúp cho người lao động tăng thêm thu nhập nhờ có tay nghề cao. Kinh nghiệm tại Cty cho thấy, trước khi đào tạo mức lương của NLĐ ở mức 2,2 triệu đồng/tháng, sau đào tạo thu nhập của NLĐ được nâng lên khoảng 3 triệu đồng/tháng”.

Theo GĐ TTKC-TVPTCN Lê Văn Chí, việc đào tạo nghề cho NLĐ có ý nghĩa rất thiết thực, giúp DN có nguồn nhân lực qua đào tạo nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu. Việc hỗ trợ một phần kinh phí KC trong đào tạo nghề đã tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế đầu tư có hiệu quả nhằm phát triển sản xuất ổn định. Nhờ vậy mà nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đã được giữ gìn, duy trì và phát triển, nhiều nghề mới được hình thành và nhân rộng. Từ đó đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, thu hút và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Tuyển lao động từ Libya: Mời chào mức lương tới 20 triệu đồng
  • Lao động đi Libya, chi phí chỉ hơn 20 triệu đồng
  • Doanh nghiệp miền Trung giải bài toán khó về nhân lực
  • Mỗi cơ sở lao động phải lập bộ phận an toàn vệ sinh lao động
  • Thị trường lao động “căng” vì lãi suất, tỷ giá
  • Đảm bảo việc làm có chất lượng cho người lao động
  • Giám sát việc tăng lương tối thiểu để tránh đình công
  • Người thu nhập thấp xoay trở ra sao?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu