Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập: Xây dựng chiến lược sử dụng nguồn nhân lực

Nhằm chuẩn bị cho hội nghị lãnh đạo các bộ ngành và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ diễn ra vào cuối tháng 6-2009, ngày 22-5, tại TPHCM, Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) đã tổ chức hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”. Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn nóng hổi trong giai đoạn hiện nay.

Chỉ 21% lao động có tay nghề!
 

Công nhân Công ty CP Công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ đóng các tàu biển có trọng tải lớn. Ảnh: CAO PHONG

Theo Bộ LĐTB-XH, năm 2008 toàn vùng đã dạy nghề cho 232.193 người, tăng 14% so với năm 2007. Trong đó, dạy nghề trình độ trung cấp nghề là 17.353 người, tăng 40% so năm 2007; dạy nghề trình độ cao đẳng nghề được 3.360 người, tăng hơn gấp đôi năm 2007…

Tuy đã đạt được những thành quả khá tích cực như vậy nhưng tính hết năm ngoái, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của ĐBSCL mới đạt 20,8%, thấp hơn mức bình quân 25% của cả nước! Không những vậy, chỉ số này cũng chênh lệch lớn giữa các địa phương: cao nhất là thành phố Cần Thơ (35,2%), trong khi có tỉnh tỷ lệ này rất thấp như Hậu Giang (13,1%), Bến Tre (11,4%)…

Bên cạnh đó, số lượng cơ sở dạy nghề còn rất ít, mới chỉ có 65% quận - huyện có trung tâm dạy nghề.

Đào tạo song hành sử dụng

Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng  nên đưa nếp suy nghĩ học nghề và học chữ quan trọng như nhau vào nhà trường từ cấp tiểu học bởi ý thức học nghề hiện nay của người ĐBSCL còn rất thấp.

Cũng gắn với môi trường giáo dục nhưng phải tái cấu trúc mạng lưới trường lớp, ngành nghề đào tạo theo các cấp độ là ý kiến của TS Bùi Thị Thanh (Trường ĐH Kinh tế TPHCM). Theo đó, việc quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học cần tính đến cự ly đi lại của học sinh từ nhà đến trường kết hợp với yêu cầu tránh mùa nước nổi.

Mỗi trường dạy nghề và đại học chỉ thiết kế và ưu tiên đào tạo một số chuyên ngành nhất định nhằm khai thác thế mạnh hoặc nhu cầu phát triển của các địa phương. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động để vừa xóa đói giảm nghèo vừa tạo ra được lực lượng nhân lực có tay nghề hiện đại.

Vấn đề chiến lược được các đại biểu nêu ra khá rôm rả với nhiều khía cạnh nhưng TS Nguyễn Trần Dương (Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng TPHCM) đã gây không ít ngạc nhiên khi đưa ra một ý tưởng khá mới.

Theo ông Dương, không những phải xây dựng được một chính sách đào tạo hiệu quả mà còn phải có và triển khai đồng thời chính sách sử dụng nhân lực hợp lý. Cụ thể là cùng với việc nâng cao chất lượng, mở thêm nhiều ngành nghề mới theo hướng tạo khả năng linh hoạt trong thích nghi với công nghệ mới chứ không nên kéo dài thời gian đào tạo. Đồng thời với chiến lược đào tạo này phải có chiến lược trong sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật theo hướng sử dụng đa năng, đa nghề, đa trình độ, bám sát nhu cầu thị trường, đảm bảo hội nhập thị trường toàn cầu.

Trả lời câu hỏi mô hình đào tạo nào phù hợp với hoàn cảnh ĐBSCL, GS Phạm Thụ và TS Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) đều tâm đắc với mô hình trường cao đẳng cộng đồng. Hai ông cho rằng mô hình này cần được đầu tư bài bản để phát triển mạnh ở ĐBSCL.

Các đại biểu cũng kiến nghị việc đào tạo nghề nên được phân ra 2 dạng: dạy nghề để xóa đói giảm nghèo và để tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

(Theo Hoàng Liêm // Báo ssgp online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Tp.HCM: Khó tuyển lao động, tại sao?
  • Hơn triệu người nghèo sẽ xuất ngoại
  • Doanh nghiệp chú trọng ổn định lao động để đẩy mạnh sản xuất
  • Việt kiều, du học sinh đổ về Việt Nam tìm việc
  • Sẽ có hỗ trợ nhưng phải chờ...cơ chế!
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu lao động
  • Tạo nguồn lao động xuất khẩu: Mê hồn trận
  • Thị trường lao động TP.HCM: Vừa thừa, vừa thiếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu