Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đi 'mò' lao động kỹ thuật

Theo một nhân viên tuyển dụng thì tuyển được hàng trăm lao động phổ thông nhưng chưa chắc đã tuyển được một lao động kỹ thuật

Mỗi năm, hàng chục trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đào tạo ra hàng vạn lao động kỹ thuật cung cấp cho thị trường lao động ở Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM. Thế nhưng hiện nay thị trường lao động luôn trong tình trạng khan hiếm lao động kỹ thuật, lao động qua đào tạo nghề. Còn các trường, cơ sở đào tạo nghề thì rơi vào tình cảnh tuyển sinh không đủ chỉ tiêu.

Dạy nghề cơ khí tại trường cao đẳng nghề - Ảnh: Đức Minh

Đến tận cơ sở đào tạo săn nhân công

Trong số hàng ngàn lao động mà các doanh nghiệp cần tuyển dụng tại sàn giao dịch lao động việc làm Đồng Nai thì lượng lao động kỹ thuật (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề) luôn chiếm trên 25 phần trăm nhu cầu tuyển dụng. Thế nhưng theo một nhân viên tuyển dụng thì tuyển được hàng trăm lao động phổ thông nhưng chưa chắc đã tuyển được một lao động kỹ thuật.

Đến tham gia sàn lao động việc làm tại Đồng Nai tháng 11/2009, Tập đoàn Hoa Sen sản xuất tôn, thép, nhựa tại KCN Sóng Thần (tỉnh Bình Dương) thông báo tuyển dụng 104 lao động, nhưng trong đó lao động kỹ thuật đã chiếm tới 64 người.

 Các ngành như: Điện lạnh, điện tử, kỹ thuật máy tính, cơ khí sửa chữa... thị trường lao động vốn rất cần nhưng hầu như không có học sinh  - Ông Đồng Nhật Tiến - Hiệu trưởng Trường TC KTCN Đồng Nai

Anh Nguyễn Thanh Hà, nhân viên tuyển dụng cho biết: “Gần hết buổi giao dịch chỉ có hơn chục hồ sơ được nộp, tuy nhiên chưa chắc có thể tuyển dụng được vì có những người nộp hồ sơ ở nhiều Cty, sau khi phỏng vấn thấy nơi nào phù hợp thì họ mới quyết định!”.

Chị Hoàng Anh, phụ trách nhân sự của Cty CP Taekwang VN cho biết: “Do Cty mở rộng sản xuất nên đang cần tuyển đến 2.000 lao động, trong đó cần rất nhiều lao động kỹ thuật nhưng việc tuyển dụng rất khó khăn”.

Hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng lao động kỹ thuật đều nhắm vào các ngành nghề như điện, điện lạnh, điện tử, điện công nghiệp, cơ khí, hàn tiện, công nghệ thông tin.

Theo ông Huỳnh Văn Long, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Đồng Nai thì toàn tỉnh hiện nay có 72 trường, cơ sở dạy nghề nhưng lượng lao động kỹ thuật được đào tạo ra không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Những trường đào tạo nghề nổi tiếng như Trường Cao đẳng nghề Lilama, Cao đẳng nghề Đồng Nai… đào tạo ra bao nhiêu lao động thì các doanh nghiệp đặt hàng hết bấy nhiêu.

Có doanh nghiệp như Vinapro nhận công nhân thực tập có trả lương như công nhân đã lành nghề để giữ chân công nhân.

Trung tá Phạm Hoài Bắc, Trưởng phòng Đào tạo trường Cao đẳng nghề số 8 cho biết: “Mỗi năm có khoảng 700 học viên được đào tạo nghề và 100 phần trăm các em có được việc làm ngay.

Có những ngành nghề, trường linh hoạt đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, một số nghề doanh nghiệp cử chuyên viên tham gia đào tạo với nhà trường cho phù hợp với thực tế”.

Tìm không ra người để cấp vốn học nghề

Cơ quan quản lý Nhà nước trong việc điều phối nguồn vốn đào tạo nghề cho lao động nông thôn kêu tìm không ra người để cấp tiền cho đi học nghề.

Bà Lương Hồng Phượng, Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2009, bằng nguồn vốn trong dự án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, Sở có chương trình hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn tại Trường cao đẳng nghề Lilama. Học viên nghề hàn ở trường này, khi ra trường đã có thể tìm việc làm ngay với mức lương từ 3 đến 4 triệu đồng.

Đây là một trong những kênh hỗ trợ việc làm và giảm nghèo rất hiệu quả cho lao động nông thôn. Vì thế, chương trình hỗ trợ toàn bộ chi phí học, ăn ở khoảng 16 triệu đồng/sáu tháng cho một người để người học có thể ra nghề hoàn chỉnh.

Thế nhưng, chỉ với yêu cầu: độ tuổi từ 18 đến 35, trình độ tốt nghiệp THCS, mà chương trình không tìm đủ người học. 

Có một thực tế là các trường, cơ sở dạy nghề đều rơi vào tình trạng chạy chưa hết công suất, hoặc học viên chê loại hình đào tạo dài ngày như trung cấp, cao đẳng để dồn vào loại hình đào tạo ngắn hạn cho nhanh có chứng chỉ nghề đi xin việc.

Để thu hút người học, hiện có rất nhiều trường dạy nghề thực hiện tuyển sinh trong cả năm và dành cho cả hai đối tượng: Tốt nghiệp THCS và THPT. Thí sinh không phải thi tuyển.

Các trường căn cứ vào điểm trung bình các môn trong học bạ cuối cấp, điểm thi tốt nghiệp hoặc điểm thi của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để làm cơ sở xét tuyển.

Trong năm nay, các trường nghề tuyển gần 20.000 chỉ tiêu trung cấp nghề và hàng ngàn chỉ tiêu đào tạo nghề ngắn hạn nhưng hầu hết các trường đều không tuyển đủ chỉ tiêu.

Ông Đồng Nhật Tiến, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Nai cho biết, các trường nghề nói chung đều gặp khó nhưng chưa năm nào tuyển sinh lại rơi vào tình trạng đìu hiu như năm nay.

Trường có 1.100 chỉ tiêu nhưng tuyển chỉ được hơn phân nửa. Các ngành như: Điện lạnh, điện tử, kỹ thuật máy tính, cơ khí sửa chữa... thị trường lao động vốn rất cần nhưng hầu như không có học sinh.

Trường có đông học sinh theo học như trường trung cấp công nghệ thông tin viễn thông Đồng Nai mỗi năm tuyển hàng ngàn học viên, năm nay trường phải xét tuyển đợt 2 nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu.

(Theo Đức Minh // Tienphong Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Đặt bẫy người nghèo
  • Xuất khẩu lao động thời vụ không là “chiếc bánh ngọt”
  • Đàm phán đưa lao động Việt Nam sang Hồng Kông
  • Tăng mức đóng BHXH từ năm 2010: Có “siết” được doanh nghiệp?
  • Dệt may Malaysia cần lượng lớn lao động Việt Nam
  • Giải pháp cho vấn đề lương hưu thấp
  • Lao động Việt ở UAE: Chăm làm nhưng… nhiều tật
  • Đào tạo ngắn hạn đón đầu nhu cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu