Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động Việt ở UAE: Chăm làm nhưng… nhiều tật

Giám đốc nhân sự Tập đoàn China States cho biết, lao động Việt Nam tại UAE không ngày nào là không có chuyện, họ vi phạm dưới mọi hình thức từ ẩu đả, uống rượu, đánh bạc...

 Lao động Việt Nam tại một công trình xây dựng ở Dubai. Ảnh: Nam Nguyễn

Nhanh nhẹn, sáng tạo, chăm chỉ, cần cù… là những đức tính khiến lao động Việt Nam được yêu quý trong những… tháng đầu.

So sánh bảng lương cho thấy, trong khi lao động Băng La Đét hay Ấn Độ, tổng thu nhập kịch kim chỉ khoảng tám triệu đồng Việt Nam thì hầu hết lao động Việt Nam ở cùng hạng mức công việc có tổng thu nhập khoảng 12 triệu đồng.

“Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp vi phạm kỷ luật lao động và thậm chí vi phạm pháp luật nước sở tại” - vị giám đốc nhân sự China States nói.

Là người Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài, China States sở hữu khá nhiều bí kíp quản lý nhân công quốc tế. Công trường xây dựng của Tập đoàn được rào chắn kỹ càng và có kiểm soát an ninh khi lao động ra vào. Tại khu ký túc xá, các cửa kính không dán kín để tránh tình trạng lao động có các hành vi phi pháp. Công nhân không được phép nấu ăn tại phòng mà có đầu bếp và bếp ăn riêng.

Tuy nhiên, các vụ nấu rượu lậu vẫn liên tiếp bị phát giác, những vụ đánh bạc cũng không quá hiếm hoi. “Chúng tôi mới trục xuất ba đốc công người Việt Nam do họ tổ chức… đánh bạc” - đại diện quản lý lao động Cty Airseco xác nhận.

Trước đó, Cty này cũng đã phải thanh lọc và đưa về nước một số lao động tự cho phép mình nghỉ ngơi hoặc tổ chức nấu rượu để uống nhân ngày lễ hoặc thậm chí là ngày Rằm, mùng Một.

Không chỉ đau đầu bởi những vi phạm lặt vặt, lao động Việt Nam làm việc tại UAE còn gây ra những vụ tày đình. Đơn cử là vụ tám lao động của một Cty thuộc Bộ Xây dựng vừa ẩu đả tại công trường xây dựng dẫn tới hậu quả một người bị thương nặng.

Không khép chặt kỷ cương sẽ mất thị trường

“Nếu không làm kỹ khâu tạo nguồn và đào tạo định hướng, giáo dục tác phong, kỷ luật lao động trước khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thì sớm muộn chúng ta cũng sẽ mất hết thị trường. Không thể cứ ba tháng lại thay đổi một đối tác chỉ vì lao động sang một vài đợt là sinh chuyện, bịt được chuyện này lại phát sinh chuyện kia” - Ông Nguyễn Xuân Vui - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Airseco nói.

Ông Vui cho rằng, đã hết thời các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể “ăn xổi ở thì” mà phải chuyển sang hoạt động có chất lượng, bài bản và uy tín.

Theo ông Vui, Cty Airseco đang rèn kỷ luật lao động trước khi xuất ngoại bằng cách nâng chương trình giáo dục định hướng từ 10 buổi lên 20 buổi với nội dung thiết thực, hữu ích. Airseco cũng đã thống kê tám hình thái lao động hay vi phạm khi làm việc ở ngoài nước và giảng dạy bằng hình ảnh trực quan sinh động để bất cứ lao động nào cũng nhận thức ra.

Ngoài ra, Airseco còn dán các hình thái vi phạm đó ở các công trường xây dựng tại UAE và ở trường đào tạo tại Việt Nam. Lao động nào không bỏ được các thói quen xấu sẽ bị Cty trả lại địa phương.

(Theo Thiện Phúc - Anh Phương // Tienphong Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Đào tạo ngắn hạn đón đầu nhu cầu
  • Bứt phá đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • Đào tạo nghề: Cái cần thì thiếu...
  • “Tuyển nhân sự quốc tế giá địa phương”
  • Mục tiêu xuất khẩu lao động: Đích còn xa
  • Không ngăn được việc doanh nghiệp ép lương lao động
  • Đến lúc chấm dứt chiến lược nhân công giá rẻ?
  • Số lao động mất việc giảm dần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu