Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đào tạo ngắn hạn đón đầu nhu cầu

Thách thức về nguồn cung nhân lực của ngành CNTT Việt Nam cũng đang mở ra cơ hội cho các trung tâm đào tạo chuyên ngành. Ảnh: Thanh Tùng.

Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về nguồn cung nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành CNTT trên cả nước hằng năm là không ít nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường.

Tuy nhiên, thách thức này cũng đang mở ra cơ hội cho các trung tâm đào tạo chuyên ngành ngắn hạn.

Xây dựng chương trình học theo nhu cầu

Anh Lê Xuân Ngọc, đang công tác tại TMA Solutions, kể rằng trước khi đi làm, anh đã đăng ký học thêm sáu tháng đào tạo về mạng ở Trung tâm Nhất Nghệ với học phí 2-3 triệu đồng/tháng. Mặc dù Ngọc tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM theo chuyên ngành điện tử - viễn thông nhưng anh vẫn cho rằng khóa học ngắn hạn nói trên là cần thiết, nó giúp anh có thể thực hành và tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật mạng, thay vì những kiến thức tổng quát ghi nhận tại trường đại học.

Khác với Xuân Ngọc, anh Phan Văn An trước đây theo học ngành kiến trúc công trình tại Đại học Kiến trúc TP.HCM, nhưng vì yêu thích ngành CNTT nên anh vẫn đăng ký theo học tại Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế (FPT Aptech) – trực thuộc Đại học FPT.

Bên cạnh các trường đại học, cao đẳng với các chuyên ngành CNTT tuyển sinh trên cả nước, các trung tâm đào tạo đang góp phần đáp ứng nhu cầu gia tăng về nguồn nhân lực trong ngành CNTT.

Chỉ tính riêng tại TP.HCM, các trung tâm đào tạo đã đưa ra nhiều chương trình giảng dạy phong phú, từ ngắn hạn đến dài hạn, cấp bằng theo tiêu chuẩn quốc gia và cả quốc tế, với nhiều mức học phí từ vài triệu đến vài chục triệu đồng mỗi khóa nhằm phục vụ nhiều đối tượng theo học.

Bà Lại Thị Hạnh, Trưởng phòng Phát triển kinh doanh Trung tâm Tin học - Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho biết trung tâm đưa ra các khóa đào tạo ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của các sinh viên chưa hoặc đã tốt nghiệp đại học về việc bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên ngành mạng và lập trình.

Đề cập đến ngành học lập trình đang thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, bà Hạnh cho biết các khóa học với các chứng chỉ OCA (Oracle Database Administrator Certified Associate) và OCP (Oracle Database Administrator Certified Professional) do Oracle cấp, chủ yếu tập trung vào lập trình phát triển ứng dụng và quản trị cơ sở dữ liệu.

Học viện Quốc tế Đào tạo Công nghệ Thông tin NIIT (Ấn Độ), trước đây chỉ chuyên đào tạo dài hạn (hai năm) thì vào cuối năm 2008 cũng bắt đầu mở khóa ngắn hạn từ ba đến sáu tháng để cung cấp chương trình đào tạo của Sun Microsystems (Mỹ).

Các khóa này chuyên về ngôn ngữ lập trình Java, hệ điều hành nguồn mở Solaris dành cho doanh nghiệp, và các chương trình về quản trị cơ sở dữ liệu, phát triển phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp.Trường Cao đẳng Ispace cũng trình làng các khóa ngắn hạn 3-3,5 tháng về sửa chữa máy tính và quản trị mạng doanh nghiệp.

Đón đầu xu thế

Bà Hạnh cho biết từ tháng Chín năm nay Trung tâm Tin học vừa mở thêm lớp chuyên gia kiểm thử phần mềm, học trong 4,5-6 tháng. Chương trình này do trường hợp tác với tập đoàn chuyên về kiểm thử phần mềm LogiGear của Mỹ thực hiện. Trong thời gian tới, trung tâm này sẽ mở các khóa học theo công nghệ mới dựa trên cơ sở ghi nhận và nắm bắt nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp ngành CNTT.

Trong khi đó, FPT Aptech thì hướng học viên đi sâu vào lập trình và phần mềm, đặc biệt là gia công phần mềm.

Ông Nguyễn Nhựt Tân, Giám đốc FPT Aptech 2, nhận định gia công phần mềm là lĩnh vực trọng tâm mà ngành CNTT Việt Nam đang hướng tới. Do đó, ngành học này sẽ tiếp tục được phát triển trong thời gian tới. Riêng đối với sinh viên các ngành như quản trị kinh doanh, ngành học này cũng giúp sinh viên sau khi học xong có khả năng xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng, quản lý dự án, các trang web thương mại điện tử…

Học viện NIIT thì đón đầu xu hướng bằng chương trình học về hệ điều hành mã nguồn mở dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu về bảo mật cao. Ông Lê Thanh Trung, Trưởng phòng tiếp thị của NIIT  tại TP.HCM, cho biết học viện muốn quảng bá đến các doanh nghiệp về những ứng dụng tiên tiến mà khóa học sẽ cung cấp cho nhân sự của họ.

Hiện các trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm về đào đạo nhân lực CNTT ở TP.HCM đều có các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng từ doanh nghiệp, họ nhận học viên vốn là các nhân viên đang đi làm được gửi đến để học sâu về một chuyên môn mà doanh nghiệp đang cần. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được phát triển mạnh và nhu cầu còn thấp.

Bà Lê Thị Thuột, Trưởng phòng tiếp thị của iSpace, cho biết trung tâm chỉ đào tạo theo đơn đặt hàng của những doanh nghiệp quen biết. Còn tại NIIT, ông Trung nói rằng trung tâm sẵn sàng cung cấp những khóa đào tạo theo yêu cầu từ doanh nghiệp, nhưng hiện tại chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng.

 

(Theo Thu Nguyệt – Song Thu // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Bứt phá đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • Đào tạo nghề: Cái cần thì thiếu...
  • “Tuyển nhân sự quốc tế giá địa phương”
  • Mục tiêu xuất khẩu lao động: Đích còn xa
  • Không ngăn được việc doanh nghiệp ép lương lao động
  • Đến lúc chấm dứt chiến lược nhân công giá rẻ?
  • Số lao động mất việc giảm dần
  • Từ 1/1/2010: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu