Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng bằng sông Cửu Long Vì sao "đói" lao động ?

Hiện nay, các doanh nghiệp tại ĐBSCL đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động phổ thông khá lớn. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở ĐBSCL vẫn ở mức cao so với cả nước nhưng các doanh nghiệp lại không thể tuyển dụng nổi lao động. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?

Lao động phổ thông cũng khó tuyển

Mới đây, anh bạn từ thành phố Hồ Chí Minh gọi điện nhờ tìm người giúp việc. Mặc dù công việc khá bận rộn, nể tình bạn học cũ, tôi tìm đến Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên TP Cần Thơ. Ông Nguyễn Quốc Vững, Giám đốc Trung tâm vừa nghe tôi trình bày liền bảo: “Chịu thôi! Anh nên tìm người thân quen hoặc người nhà chứ tìm người giúp việc bây giờ khó lắm. Từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 10.000 lao động các loại (trong đó 500 lao động phổ thông) cho các doanh nghiệp tại Cần Thơ mà kiếm mãi chẳng đủ. Đến nay, chúng tôi mới chỉ giới thiệu cung ứng được 3.000 lao động, đạt 30% so với nhu cầu của thị trường”.

Các nhà máy chế biến thủy sản tại Cà Mau hiện đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng gần 1.000 lao động mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện chỉ tuyển dụng được số lao động mới rất thấp so với nhu cầu thực tế. Tỉnh Bạc Liêu, từ đầu năm đến nay, số người được giải quyết việc làm chỉ đạt khoảng 2.000 người, một con số “khiêm tốn” so với chỉ tiêu đề ra 12.000 lao động được giới thiệu việc làm trong năm 2009. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chế biến thủy sản (nhu cầu sử dụng lao động phổ thông lớn) tại ĐBSCL đang rơi vào tình cảnh “đói” lao động.

Giờ thực hành tại lớp Nghề cơ khí - Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long.

Không phải đến thời điểm hiện nay, tình trạng thiếu lao động mới xảy ra ở các tỉnh khu vực ĐBSCL, tình trạng này đã bắt đầu xảy ra từ vài năm trở lại đây. Đáng chú ý là tình trạng thiếu lao động không chỉ xảy ra đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của các địa phương, các doanh nghiệp, ngay cả đối với khu vực nông thôn hiện cũng thiếu lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nguồn nhân lực trở thành vấn đề “nóng” đối với các tỉnh khu vực ĐBSCL hiện nay.

“Rào cản” tâm lý: Bài toán cũ, thách thức mới

Giải thích về nghịch lý lao động thì thừa, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trong khi doanh nghiệp vẫn “đói” lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, bà Lâm Nhật Phượng, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ, cho biết: Nguyên nhân của tình trạng trên là do tâm lý ngại xa gia đình, lại muốn tìm việc làm nhẹ nhàng vừa có mức thu nhập khá trong khi trình độ, tay nghề phần lớn người lao động chỉ là “con số không”. Bên cạnh, suy nghĩ đã có từ lâu của người dân - họ quan niệm rằng nếu không tìm được việc làm như ý thì cũng chẳng chết đói, về nhà làm ruộng, hoặc làm thuê cũng đủ kiếm sống được. Hơn nữa, làm việc ở các công ty, doanh nghiệp thường bị áp lực, gò bó về thời gian, người lao động không quen và không thích điều này. Tâm lý này càng khiến công tác đào tạo, dạy nghề, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm, cung cấp lao động cho xã hội ở ĐBSCL luôn gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long, nói: “Ngoài yếu tố lương hấp dẫn người lao động thì môi trường làm việc, sự quan tâm đến đời sống của DN với người lao động là yếu tố quan trọng thu hút, giữ chân người lao động. Tình trạng một số DN hiện nay chỉ tuyển lao động theo thời vụ mà không ký hợp đồng nhằm “né” các khoản đóng góp: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động khiến họ lo ngại, không “mặn mà” với công việc, đặc biệt là đối với lao động phổ thông”.

Những năm gần đây, mặc dù các địa phương trong khu vực và Trung ương đã quan tâm đầu tư cho lĩnh vực đào tạo nghề tại ĐBSCL, đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, vấn đề “nóng”, có ý nghĩa quan trọng đến công tác giải quyết việc làm, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp chính là công tác vận động tuyên truyền, giáo dục, hướng nghiệp cho học sinh, người dân nhằm khắc phục “rào cản” về tâm lý lại chưa được chú trọng. Nếu các địa phương không kịp thời khắc phục “lỗ hổng” này thì không chỉ gây ảnh hưởng đến công tác đào tạo, dạy nghề mà còn ảnh hưởng tới việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Quốc Vững cho rằng: chúng ta cần phải làm cuộc “cách mạng” vận động, tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người dân ĐBSCL về vấn đề hướng nghiệp việc làm, khắc phục yếu tố tâm lý. Nếu chỉ chú trọng công tác đào tạo nghề mà không chú ý đến việc làm thay đổi nhận thức của người dân thì tình trạng “đói” lao động sẽ còn tiếp diễn. Nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp ngày càng lớn lại không thể tuyển dụng trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao như hiện nay là một lãng phí lớn cho xã hội, đất nước.

Việc khắc phục tâm lý của người dân, làm thay đổi nhận thức của họ đối với vấn đề lao động, việc làm dĩ nhiên không thể giải quyết một sớm một chiều, mà cần phải có thời gian, quá trình. Nếu chúng ta không khắc phục được vấn đề này, các tỉnh ĐBSCL sẽ vẫn tiếp tục rơi vào cảnh “đói” lao động trong khi tỷ lệ thất nghiệp đứng trước nguy cơ ngày một gia tăng.

 

(Theo Bài, ảnh: ĐĂNG QUANG/Cần Thơ)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Đào tạo nhân lực ở Đồng Nai: Nhìn từ mô hình xã hội hóa
  • Có xoá được cò lao động xuất khẩu?
  • Phận công nhân nữ nhập cư
  • Công nhân dễ kiếm việc hơn cử nhân?
  • Sinh viên Ngành Tài chính – Ngân hàng: Cơ hội nhiều hơn thách thức
  • Hà Nội sắp có ngày hội việc làm của doanh nghiệp Pháp
  • Cơ hội tìm việc tại các doanh nghiệp Hàn
  • Thêm quyền lợi cho tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu