Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đưa đầu việc đến khu dân cư: Vẫn khó tuyển lao động

Sáng 17 – 4, lần đầu tiên, phiên chợ việc làm được UBND TP Đà Nẵng tổ chức trực tiếp tại khu dân cư vùng di dời, giải tỏa phường Hòa Xuân (Cẩm Lệ) nhằm góp phần giải quyết bài toán khan hiếm lao động phổ thông trên địa bàn hiện nay.

Đông đảo người lao động tìm đến đăng ký tuyển dụng tại phiên chợ việc làm sáng 17 - 4

Vừa tuyển dụng vừa đào tạo

Phiên chợ việc làm được tổ chức tại UBND phường Hòa Xuân ngay từ sáng sớm đã tấp nập các nhà tuyển dụng và người lao động đăng ký. Bà Phạm Thị Nho (44 tuổi, tổ 15), cùng bà Nguyễn Thị Hiền (46 tuổi, tổ 14, phường Hòa Xuân)… lần đầu biết đến sàn giao dịch việc làm.

Theo ông Phan Ngọc Bút – Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Xuân, toàn phường có đến  3.200 hộ với 13.000 dân, trong đó 80% làm nông nghiệp, chủ yếu nằm trong diện di dời, giải tỏa thuộc dự án quy hoạch khu đô thị sinh thái nên nhu cầu tạo việc làm mới cho các hộ dân để chuyển đổi sản xuất là rất cần kíp và thiết thực.

Hơn 3.000 chỉ tiêu việc làm đã được 90 đơn vị đăng ký tuyển dụng ngay trong phiên giao dịch. Trong đó gần 60% ưu tiên cho lực lượng lao động phổ thông.

Ông Nguyễn Đức Liên – Phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu Việc làm (Sở LĐ – TB&XH  Đà Nẵng) cho biết, đây là lần đầu tiên phiên chợ được tổ chức trực tiếp tại tuyến phường, ngay trong các khu dân cư để đưa việc đến với các hộ dân nhất là khu vực đang trong diện di dời giải tỏa như phường Hòa Xuân nên góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho dân, lao động phổ thông trẻ.

Theo thống kê các doanh nghiệp lớn vẫn còn nhu cầu tuyển dụng 1.500 - 2.000 lao động phổ thông.

Nhưng, do trình độ của các đối tượng còn hạn chế, phần lớn chưa qua đào tạo, vì thế chúng tôi kết hợp với các doanh nghiệp, trung tâm vừa tuyển dụng vừa đào tạo nghề cho người lao động với những chính sách ưu đãi miễn phí, hỗ trợ tối đa cho dân học việc. 

Vẫn khát lao động

Một số lượng lớn lao động được tuyển dụng trực tiếp ngay tại chợ việc làm sáng 17 – 4. Theo các đơn vị tuyển dụng, tình trạng khát nhân lực nhất là lao động phổ thông trên địa bàn còn khá căng thẳng.

Thiếu cả lao động khuyết tật

Theo Trung tâm giới thiệu việc làm TP Đà Nẵng: Chợ việc làm ngày 17 - 4 hỗ trợ cả người khuyết tật (NKT) trên địa bàn với hơn 130 chỉ tiêu tuyển dụng được các đơn vị đăng ký. Tuy nhiên, có khá ít NKT đến phỏng vấn.

Nguyễn Thị Thanh Huyền - Giám đốc Cty TNHH MTV Trúc Xanh (đường Nguyễn Chí  Thanh - Đà Nẵng) cho biết, đơn vị không giới hạn số lượng tuyển dụng NKT vào các lĩnh vực: làm tranh, chế tác đá quý, bài trí nội thất, phong thủy…

Anh Nguyễn Tấn Hòa, Tổ trưởng phòng Tổng vụ, Cty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) cho biết, trung bình mỗi tháng đơn vị cần ít nhất 300 - 400 lao động phổ thông để mở rộng và phát triển sản xuất.

Hàng loạt chế độ ưu đãi được Cty đưa ra để thu hút người lao động như: tăng mức thu nhập hàng tháng lên gần 1,6 triệu đồng, hỗ trợ tiền thuê nhà, đi lại, thưởng chuyên cần; miễn phí bữa ăn trưa; hàng tháng được nghỉ thêm một ngày (ngoài ngày nghỉ theo quy định) để điều chỉnh sản xuất…

Theo anh Hòa, số lượng người đến đăng ký tuyển dụng vẫn còn khá hạn chế so với nhu cầu thực tế.

Chị Hải Xinh, cán bộ phòng nhân sự - Cty TNHH Foster Đà Nẵng (KCN Hòa Cầm, Cẩm Lệ) cũng cho biết, đơn vị đã đăng tuyển 500 lao động nữ phổ thông với nhiều hình thức hấp dẫn như thu nhập cao, hỗ trợ nhà ở, thưởng chuyên cần, các khoản phụ cấp kỹ năng, sinh con… nhưng mới chỉ tuyển chưa được 1/3 chỉ tiêu.

Không ít Cty đang cần một số lượng lớn lao động như: Cty TNHH Yonezawa Việt Nam (KCN Hòa Cầm) cần đến 300 công nhân nữ, Cty TNHH Chế biến Thủy sản Thọ Quang (200 lao động phổ thông), Cty Cổ phần Sản xuất Thương mại Hữu Nghị (130 công nhân)… Hầu hết các Cty đều cho rằng rất khó tuyển dụng do khan hiếm lao động phổ thông.

Ông Nguyễn Đức Liên cho biết: Kết quả tại chợ việc làm trên địa bàn phường Hòa Xuân góp phần hạ nhiệt tình trạng khát lao động phổ thông cho các đơn vị tuyển dụng.

(Theo Nguyễn Huy // Tienphong Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Đi lao động tại Hàn Quốc: Chỉ mất 630 USD!
  • Lao động giúp việc tại Đài Loan có thể được tăng quyền lợi
  • Quý I/2010, trên 10.000 lao động có việc làm
  • Bảo đảm an toàn lao động: Không tán thành “phạt cho tồn tại”
  • Giải quyết tranh chấp lao động : Cần đồng thuận
  • Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo thợ dầu khí
  • Sự kiện - Phân tích: Thị trường lao động Trung Quốc chuyển dịch mạnh
  • 2,5 triệu euro để xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ với trẻ em
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu