Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp khắc phục 6 tồn tại trong xuất khẩu lao động

 Hôm qua (8/7), Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã họp phiên toàn thể về công tác xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài.


Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đàm Hữu Đắc cho biết, công tác xuất khẩu lao động có 6 vấn đề đáng chú ý gồm:“số lượng lao động đưa đi tuy tăng hàng năm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân, đặc biệt là nhu cầu được đi làm việc ở những thị trường có thu nhập cao; công tác chỉ đạo triển khai đối với thị trường mới còn nhiều bất cập; chất lượng nguồn lao động xuất khẩu còn thấp; nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa mạnh; hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở nhiều địa phương còn hạn chế; chưa đề xuất được với Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư cho xuất khẩu lao động”.

Để khắc phục được tình trạng này, nhiều giải pháp đã được các đại biểu đưa ra. Theo đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, hiện chúng ta chỉ mới thuần túy là đưa lao động giản đơn ra nước ngoài, chưa thể tạo ra thương hiệu lao động Việt Nam. Cần chú trọng vấn đề đào tạo để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động ở những thị trường mới.Còn đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc Nông) thì đề nghị: “Chính phủ chi 8.000 tỷ đồng/năm để đào tạo nông dân. Theo tôi chỉ nên tập trung dạy nghề và ngoại ngữ cho 3 nhóm: để làm việc trong các khu công nghiệp; để làm việc trong các khu nông nghiệp công nghệ cao và để đi xuất khẩu lao động. Có như vậy chất lượng lao động  mới nâng lên. Không đào tạo tràn lan, đào tạo cho có, cho đủ số lượng…”.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đàm Hữu Đắc cho rằng, để đạt mục tiêu năm 2010 đưa 100.000 lao động đi xuất khẩu lao động thì công tác tuyên truyền phải hiệu quả. Tại đây, Bộ cũng đề xuất Chính phủ đầu tư 3 trung tâm đào tạo nghề dành cho xuất khẩu lao động tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam (để đào tạo nghề đặc thù, nghề mà các nước có nhu cầu, ngoại ngữ…), tăng cường cán bộ làm công tác lao động tại các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Nước ta đang thực hiện chủ trương đổi mới về xuất khẩu lao động, để đạt hiệu quả hơn nữa, ngoài việc hoàn thiện hơn hệ thống cơ chế, chính sách, cũng cần phải tính đến việc sắp xếp mạng lưới doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động cũng như cần có chiến lược trong đầu tư để nâng cao loại hình xuất khẩu lao động giá trị cao. Chính phủ cần tổng kết đánh giá toàn diện hoạt động xuất khẩu lao động, trên cơ sở đó xây dựng dự án Luật xuất khẩu lao động để khắc phục những hạn chế tồn tại trên.

 

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Giới chủ lên tiếng về lương!
  • Gần 500 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Khó tuyển lao động phổ thông
  • Thiếu trầm trọng nhân lực ngành dược
  • Nhân lực công nghệ cao: Thiếu "điều lệnh" và "tư lệnh"
  • Năm 2010: Lương cơ bản sẽ tăng lên 780.000 đồng
  • Doanh nghiệp Vĩnh Phúc "đỏ mắt" tìm lao động
  • Năm 2009: Việt Nam sẽ có khoảng 300.000 người thất nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu