Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lận đận công nhân chế biến thủy sản

Theo báo cáo của các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngành nghề có số lượng lao động bị cắt giảm nhiều nhất hiện nay ở khu vực này là chế biến thuỷ sản.
 

Ảnh minh họa

Tin từ Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng, số công nhân làm việc ở các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh đã giảm từ 15.000 người còn trên 12.000 người. Qua báo cáo của 5 doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn, số lượng lao động dự kiến cắt giảm lên đến 3.240 người.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Công ty Chế biến thủy sản Út Xi cho biết, đã cắt giảm hàng trăm công nhân, hiện hai nhà máy sản xuất tôm chỉ còn khoảng 2.000 người. "Nguyên liệu thủy sản ngày càng khan hiếm. Nhiều khả năng từ nay đến hết quý II/2009, Nhà máy hoạt động không hết công suất, kéo theo lương công nhân bị giảm đáng kể", ông Tuấn Anh nói.

Tại Công ty cổ phần Chế biến thủy sản Sao Ta, số công nhân đã giảm từ 2.500 người còn 1.800 người. Một lãnh đạo công ty này cho biết, sẽ tiếp tục giảm thêm khoảng 500 công nhân nữa. Còn theo ông Đỗ Ngọc Tài, Phó tổng giám đốc Công ty Chế biến thủy sản Kim Anh, lượng tôm nguyên liệu của Công ty mua vào chỉ bằng 1/10 so với trước đây và Công ty đang phải bù lương cho công nhân, nhưng việc này không thể kéo dài mãi.

Ông Nguyễn Thông Nhận, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cho biết, tỉnh này có khoảng 20.000 công nhân làm việc tại các nhà máy chế biến thủy sản, nhưng do thiếu nguyên liệu, nên rất nhiều công nhân bị thiếu hoặc mất việc. Hàng loạt công ty đã phải giải quyết chế độ nghỉ việc một lần cho công nhân và dự kiến sẽ tinh giản cán bộ ở các bộ phận gián tiếp. Không ít doanh nghiệp đã phải thực hiện chế độ hỗ trợ 300.000 đồng/người/tháng cho các công nhân nghỉ việc luân phiên.

Còn theo Sở Công thương Vĩnh Long, xuất khẩu gốm của địa phương này năm nay dự báo sẽ giảm 20 - 30% so với năm 2008. Trong khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất gốm xuất khẩu, ngoài 5 doanh nghiệp chuyển sang sản xuất gạch, đã có 3 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, 1 doanh nghiệp giải thể. Khoảng 450/9.000 công nhân ngành này bị mất việc hoặc tạm nghỉ việc.

Tuy vậy, vẫn không ít doanh nghiệp tại ĐBSCL hiện đảm bảo tốt việc làm cho người lao động, thậm chí còn tuyển thêm nhân công. Theo ông Mai Anh Tác, Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp Trà Vinh, ở Khu công nghiệp Long Đức (Trà Vinh) có gần 3.000 lao động, nhiều doanh nghiệp tuy gặp khó khăn trong thu mua nguyên liệu và đầu ra cho sản phẩm, nhưng vẫn cam kết sẽ không cắt giảm lao động.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Long An, Công ty TNHH Ching Luh được biết đến là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất (khoảng 20.000 người). Hiện nay, doanh nghiệp này không những không cắt giảm, mà còn thông báo tuyển dụng thêm. Công ty cổ phần Gò Đàng (Godaco) Long An cũng đang mở rộng sản xuất, thu nhận thêm công nhân.

Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty, sở dĩ doanh nghiệp đứng vững trước khó khăn là nhờ việc chủ động được nguồn nguyên liệu và chăm sóc tốt người lao động. Tương tự, tại Khu công nghiệp Giao Long (Bến Tre), một số doanh nghiệp lớn như Alliance One, Nam Long, vẫn đang tuyển thêm lao động.

Theo Dự án "Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" vừa được công bố, đến năm 2010, lĩnh vực hoạt động này sẽ giải quyết việc làm cho 200.000 lao động.

 

 

( Theo báo Đầu tư )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu