Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý thiếu – thừa

Người lao động Việt Nam vẫn có thói quen “nhảy việc”

Người lao động Việt Nam vẫn có thói quen “nhảy việc”

Khủng hoảng kinh tế thể hiện rõ nhất ở phương diện nào? Với DN, là sự sụt giảm các hợp đồng, sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận... Với thị trường lao động, khủng hoảng kinh tế thể hiện trước tiên, rõ nhất ở tỷ lệ thất nghiệp và sụt giảm nhu cầu sử dụng lao động của DN.

Lao động bị mất việc vì suy giảm kinh tế, nhưng không ít DN cần lao động lại không tuyển dụng được. Lao động có tay nghề không đủ cung ứng nhu cầu của DN, nhưng lao động đã được đào tạo lại khó tìm việc... Đó là nghịch lý hiện tại của thị trường lao động VN.

Thông tin không rõ ràng !

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, hết năm 2008, cả nước mới có gần 30.000 lao động tại khối DN bị mất việc vì nguyên nhân kinh tế suy giảm. Bộ này đưa ra ước tính số lao động bị mất việc vì nguyên nhân trên trong năm 2009 sẽ vào khoảng 150.000 người. Còn theo cách tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ có thêm 0,33 - 0,34% lao động có việc làm. Như vậy, với VN, nếu GDP giảm khoảng 2% trong năm 2008 tương ứng sẽ có 0,65% việc làm bị mất. 0,65% tương đương với số lượng khoảng 300 nghìn người.

Nghịch lý thiếu - thừa trên thị trường lao động VN bắt nguồn ngay từ các cơ chế như, lương cơ bản, đãi ngộ... trước khi có nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế.

Một thông tin khác, cũng là ước tính, tại một số địa phương có nhiều KCN trên cả nước, đã có khoảng 22.000 lao động bị mất việc trong “mấy tháng qua”. Trong đó, có không ít DN phá sản, hoặc cho đa số hay toàn bộ công nhân nghỉ việc. Chẳng hạn như như Cty Canon đã cắt giảm hơn 2.000 công nhân tại NM thuộc hai KCN Thăng Long và KCN Quế Võ. Là hơn 1.000 công nhân Cty CP Gang thép Vạn Lợi (Hải Phòng) đã nghỉ việc, hưởng 50% lương từ trước Tết Kỷ Sửu... Còn tại TP HCM thống kê được xác nhận là... chưa đầy đủ, thì có “khoảng” 26.401 lao động mất việc, 15.528 lao động thiếu việc do giảm giờ làm. Sở này ước tính thời gian tới sẽ có trên 7.000 lao động tại DN và gần 4.000 lao động trong các KCN mất việc vì suy giảm kinh tế.

Nhưng cũng tại TP HCM, thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố có thể làm ngạc nhiên nhiều người. Trung tâm cho biết hầu hết các nhóm ngành nghề, nhu cầu của DN đều... cao hơn số lao động tìm việc. Theo đó, hết quý 1/2009, có 15.285 lao động tìm việc và 20.882 nhu cầu tuyển dụng từ 773 DN, với 13 nhóm ngành nghề giao dịch qua các kênh xúc tiến của trung tâm. Và dự báo, trong quý II/2009, vẫn có biến động mạnh về lao động giữa các ngành nghề. Trong đó, tình trạng thiếu hụt, khó tuyển lao động sẽ tiếp tục gay gắt ở nhóm ngành dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ...

Dĩ nhiên, đây chỉ là kết quả thống kê của một Trung tâm Giới thiệu việc làm. Nhưng nó là dẫn chứng cụ thể cho thấy ngay cả trong đà suy giảm kinh tế, thì tại một địa phương của VN, nhu cầu lao động của DN vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Vậy nguyên nhân do đâu ?

Và những lạc quan cần suy ngẫm

Giám đốc một DN có vốn FDI tại Hải Phòng cho rằng, tình trạng biến động lao động vốn là “truyền thống” với các DN mỗi dịp sau nghỉ Tết âm lịch và chỉ có một phần nguyên nhân từ khó khăn kinh tế. Lượng lao động trở lại làm việc tại DN sau mỗi kỳ nghỉ tết thường chỉ đạt dưới 90%. Và trong năm 2008, việc làm, thu nhập của người lao động đã giảm nhiều vì suy thoái kinh tế. Với cả hai nguyên nhân này, người lao động thường lựa chọn bỏ việc tại DN cũ để tìm việc làm mới “vừa ý” hơn. Còn theo khảo sát của Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM, đã từ nhiều năm nay, biến động lao động tại các DN của thành phố luôn ở tỷ lệ 10 – 15% mỗi dịp sau Tết. Xét về thực chất, thị trường thành phố... không mất lao động, nếu không nói là... thiếu.

Kết quả khảo sát mới đây của Viện thăm dò dư luận Gallup (Mỹ) tiến hành cho thấy chỉ có 31% số lao động được hỏi ý kiến tại VN lo mất việc vì khủng hoảng kinh tế. Nhưng có tới 39% số người được hỏi tỏ ra lạc quan về cơ hội nhanh chóng tìm được việc làm mới, số người lo ngại sẽ mất nhiều thời gian hơn chiếm 55%. Giải thích cho sự lạc quan này có thể lấy kết quả nghiên cứu của chính các nhà nghiên cứu trong nước. Đó là do đa phần lao động VN là lao động giản đơn và có nguồn gốc từ nông thôn, do vậy những người này có thể trở về nông thôn khi mất việc. Mặt khác, ngay cả khi có việc làm, người lao động vẫn không đoạn tuyệt với nguồn gốc của mình. Do vậy, mất việc không trở thành tai họa. Từ đó, ứng xử với việc làm hiện tại cũng như nguy cơ mất việc của người VN là tương đối... bình thản.

Khi suy thoái kinh tế đã kết thúc, thì tiến trình hồi phục thường phải kéo dài trong rất nhiều năm. Do vậy, ngay trong khủng hoảng, thì việc đánh giá chính xác tình hình để làm cơ sở xây dựng chiến lược nguồn nhân lực với DN, với chính quyền vẫn có giá trị quyết định tới khả năng vượt qua khủng hoảng và phát triển. Với người lao động, việc làm càng dễ mất đi, thì công việc mới càng dễ sinh ra. Nhưng với DN, không ổn định được nguồn nhân lực thì không thể nói tới khả năng bình ổn sản xuất

(Theo Quốc Dũng - Báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu