Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao “vênh” số người thất nghiệp trong năm 2009?

Trong buổi hội thảo “Khủng hoảng việc làm và thị trường lao động Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội (Viện KHLĐXH) và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm 8/4 có công bố, dự kiến số số lao động thất nghiệp trong năm 2009 sẽ là gần 500.000 người chứ không phải 400.000 người như Cục Việc làm mới đây thông báo.

Theo nghiên cứu của Viện KHLĐ, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong 2 năm 2008 - 2009, cả nước có thể sẽ có gần 500.000 lao động bị mất việc làm. Con số này được đưa ra trên cơ sở dự báo kinh tế tăng trưởng 5% - 6%.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - Viện KHLĐ: “Con số nói trên cũng chỉ là ước tính tương đối theo những kịch bản giả định, bởi trên thực tế, tình hình kinh tế khó khăn thì số lao động thất nghiệp càng tăng thêm”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp là nguyên nhân khiến tốc độ tạo việc làm tăng thấp và dự kiến khả năng tạo việc làm năm 2009 cũng chỉ đạt mức tăng như năm 2008.

Đối chiếu với con số 400.000 lao động bị mất việc làm trong năm 2009 như Cục Việc làm thông báo, tiến sĩ Hương cho rằng không có gì là mâu thuẫn, bởi mỗi cơ quan khi công bố các số liệu đều dựa trên khái niệm thất nghiệp khác nhau. Chẳng hạn đối với cơ quan thống kê, mất việc làm trên 6 tháng được gọi là thất nghiệp, còn Bộ LĐ-TB&XH lại dựa theo tiêu chí khác. Thêm nữa, việc ước tính người lao động bị mất việc làm hiện rất khó bởi Việt Nam đang thiếu hệ thống khai báo thất nghiệp. Do đó phải đợi đến khi đủ điều kiện thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, khi lao động mất việc họ đăng ký hưởng trợ cấp thì đó mới là con số chính xác.

Cục trưởng Cục Việc làm Nguyễn Đại Đồng cũng thừa nhận, hiện Việt Nam vẫn chưa có biện pháp nào để quản lý người lao động chặt chẽ như một số nước khác. Ông cho biết, ít nhất phải tới sau 2010, Việt Nam mới có thể áp dụng hình thức "thẻ lao động" để quản lý lao động chặt chẽ hơn.

Vì thế, để đưa ra một con số dự báo dựa trên những cơ sở khoa học và thực tế, theo TS Hương, có thể ước lượng được số việc làm bị mất đi do nền kinh tế bị khủng hoảng dựa vào sự chênh lệch giữa số việc làm được tạo ra với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau. Với cách tính này, dự báo số người bị mất việc làm do cuộc khủng hoảng trong thời kỳ 2008 -2009 ở Việt Nam sẽ khoảng 494.000 người, chênh gần 100.000 người so với con số mà Cục Việc làm đưa ra.
 

 

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp )

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nghịch lý thiếu – thừa
  • Hơn 20.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý 1
  • Xuất khẩu lao động sang Nga: Cẩn trọng với những “doanh nghiệp một ngày”
  • Thêm một "liều thuốc" kích cầu
  • Thẩm định kỹ hợp đồng cung ứng lao động
  • Nghịch lý nhân lực thời suy thoái kinh tế
  • Giảm cơ hội cho lao động Việt Nam sang Hàn Quốc
  • Dân số Việt Nam qua các thời kỳ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu