Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm một "liều thuốc" kích cầu

Mức lương tối thiểu chung sẽ chính thức tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/5 tới đây. Cùng với đó, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cũng được tăng thêm 5%.

Đây là điều được người lao động đón chờ và được các chuyên gia kinh tế, những người luôn nhất quán quan điểm phải kích cầu tiêu dùng để kích thích sản xuất, ngăn chặn suy giảm kinh tế, mong đợi và ủng hộ. Thậm chí, các chuyên gia kinh tế còn cho rằng, lộ trình tăng lương tối thiểu lẽ ra phải đẩy lên sớm hơn.

Chính vì vậy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về việc điều chỉnh lương tối thiểu, đa số ý kiến đều bày tỏ sự đồng thuận và coi đây là một trong những giải pháp kích cầu trực tiếp nhất. Nếu như gói cấp bù lãi suất lâu nay vẫn được một số chuyên gia kinh tế cho rằng chỉ tập trung vào kích cung, thì việc tăng lương tối thiểu được hiểu là một giải pháp kích cầu quan trọng, bởi có thêm thu nhập, người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu, qua đó kích thích sản xuất, tăng trưởng kinh tế và tạo nên thu nhập trở lại cho người lao động.

Cùng với biện pháp tăng lương, việc mới đây Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quan tâm kích cầu ở khu vực nông thôn, thậm chí cho nông dân vay mua máy móc nông nghiệp, mua vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép), mua xe công nông… với lãi suất thấp hoặc không tính lãi… cũng có thể coi là một giải pháp kích cầu quan trọng. Cảm nhận chung là các giải pháp kích thích kinh tế đã dần được điều chỉnh, bổ sung cho hợp lý, cả kích cung lẫn kích cầu đều được thực hiện song hành. Điều này được cho là sẽ tạo được hiệu ứng tốt cho nền kinh tế.

Tuy vậy, tăng lương tối thiểu cũng tạo nên nguy cơ tăng giá nhiều mặt hàng. Đây là thực tế đã diễn ra trong nhiều lần tăng lương trước đây. Trong bối cảnh bội chi ngân sách ở mức cao, các gói kích cầu đã và đang được thực hiện, nếu không kịp thời có các giải pháp ngăn chặn tình trạng “té nước theo mưa”, lợi dụng tăng lương tối thiểu để tăng giá, thì rất có thể, đây cũng là một yếu tố làm tăng khả năng tái lạm phát trong năm nay, như cảnh báo của không ít chuyên gia kinh tế.

Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ, trong các nghị định về việc tăng lương tối thiểu, cũng đã lưu ý, các ngành, các cấp liên quan phải chuẩn bị các phương án tránh nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá hàng hóa, dịch vụ một cách bất hợp lý.

Trên một khía cạnh khác, cũng phải thấy rằng, việc tăng lương tối thiểu sẽ tạo thêm áp lực chi phí đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh sản xuất - kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đề xuất nên tiếp tục lùi thời điểm tăng lương tối thiểu.

Mặc dù, có thể hiểu đây là thời điểm cần thiết để doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với người lao động; hơn thế, việc tăng lương cho người lao động trong bối cảnh này có thể coi là một khoản đầu tư, để khi “đồng vốn” này quay trở lại nền kinh tế, thì sẽ tác động tích cực đến sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng, doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn hơn. Chính bởi vậy, cũng cần có các giải pháp hỗ trợ để giải tỏa áp lực cho doanh nghiệp. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp phải tiếp tục có biện pháp để tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

( Theo báo Đầu tư )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thẩm định kỹ hợp đồng cung ứng lao động
  • Nghịch lý nhân lực thời suy thoái kinh tế
  • Giảm cơ hội cho lao động Việt Nam sang Hàn Quốc
  • Dân số Việt Nam qua các thời kỳ
  • Từ 1/5/2009: Tăng lương tối thiểu lên 650.000 đồng
  • Bước đột phá trong đào tạo nhân lực nông thôn
  • Doanh nghiệp ngưng hoạt động, lao động mất việc tăng
  • Lận đận công nhân chế biến thủy sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu