Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người lao động vẫn khó đình công

“Đọc dự thảo luật tôi đến phát khùng bởi nhiều quy định không sát thực tế, đưa ra mà không thực thi được trong đời sống như quy định về trình tự, thủ tục đình công; hợp đồng lao động bằng lời nói”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề Xã hội Đặng Như Lợi bày tỏ tại cuộc họp góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) do Ủy ban và đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức, ngày 4-3.

Công nhân tại một doanh nghiệp lắp ráp ô tô ở Quảng Ninh. - tinkinhte.com
Công nhân tại một doanh nghiệp lắp ráp ô tô ở Quảng Ninh. Ảnh: Q.T

Đại diện Sở LĐ,TB&XH Hà Nội cũng cho rằng, trình tự thủ tục đình công quy định trong dự thảo luật vẫn còn gây khó khăn cho người lao động, khó có thể đình công đúng pháp luật khi trên địa bàn Hà Nội chỉ có vỏn vẹn 7% doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổ chức công đoàn. Ở những nơi này ai lãnh đạo người lao động đình công để đúng pháp luật?

Theo yêu cầu, ngành lao động TP Hà Nội đã thành lập ban chỉ đạo xử lý những vụ đình công trái pháp luật nhưng, trong thực tế, các doanh nghiệp vẫn chấp nhận đòi hỏi của người lao động mặc dù thủ tục đình công không đúng. 

Dự thảo luật cũng đề xuất, tăng thời gian làm thêm giờ của người lao động lên tối đa 300 giờ/năm để tạo điều kiện cho họ tăng thu nhập. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, hiện nay địa vị pháp lý của người lao động rất yếu.

Luật hiện hành quy định thời gian làm thêm giờ tối đa là 200 giờ/năm mà nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm. Nếu tăng thời gian làm thêm giờ như dự thảo luật sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng bắt lao động làm thêm nhiều nhưng trả công không tương xứng. Thời gian làm thêm giờ nhưng doanh nghiệp chỉ trả công theo mức lương tối thiểu chung.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Đặng Minh Thuần cho rằng, quy định có hình thức hợp đồng lao động giao ước bằng lời nói là không khả thi. Người lao động tự do được thuê dọn vật liệu xây dựng, khoan cắt bê tông, đến khi xảy ra tai nạn lao động là không giải quyết nổi bởi chỉ có hợp đồng miệng.

Ông Thuần lo ngại dự thảo luật bỏ quy định cơ quan bảo hiểm có thể kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội ra tòa án sẽ khiến tình trạng nợ đọng tiền này ra tăng. Thực tế tại Hà Nội, khi kiện ra tòa án, các doanh nghiệp đều ngại và phải đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.

(Theo Hà Nhân // Tienphong Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Quảng Bình: Cần 13.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp
  • Sát hạch tiếng Hàn: Nhiều người, ít cơ hội
  • Khoảng 5 triệu người phải kê khai quyết toán thuế năm 2009
  • Khó tuyển dụng lao động vì mất cân đối cung, cầu
  • Hơn 3.500 cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô
  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Chính sách nhập cư và thiếu hụt lao động
  • Người lao động phải được làm việc trong điều kiện an toàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu