Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sát hạch tiếng Hàn: Nhiều người, ít cơ hội

picture
Nhiều lao động ở nông thôn đã học đi học lại tiếng Hàn nhiều lần.

Từ ngày 10/3, việc đăng ký thi sát hạch tiếng Hàn để được xét chọn đi lao động sang Hàn Quốc, theo Chương trình cấp phép mới EPS đã bắt đầu, và diễn ra trong 5 ngày.

Theo dự kiến của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, do phía Hàn Quốc yêu cầu kỳ thi năm nay không giới hạn đối tượng dự thi, nên số người đăng ký có thể lên đến 50.000 - 60.000 người, có thể còn nhiều hơn.

Ít cơ hội

Rất nhiều người đăng ký sát hạch với tâm trạng âu lo, bởi cơ hội giành cho họ là khá nhỏ, khi phía Hàn Quốc chỉ tuyển dụng 5.000 người. Thông báo thời gian đăng ký dự thi chỉ được báo trước có hơn một tuần, và thời gian đăng ký chỉ vỏn vẹn 5 ngày.

Đó là chưa nói đến chuyện 2 ngày cuối của lịch trình này (ngày 13 - 14/3) rơi vào thứ Bảy và Chủ nhật, nhiều người lo cơ quan tiếp nhận hồ sơ không làm việc.

Theo thông tin thu nhận được, tình hình khá yên ắng ở nhiều địa phương, nơi mà người dân bấy lâu nay không mấy quan tâm đến “giấc mơ xuất ngoại”, như vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.

Ngược lại, tình hình sẽ rất “nóng” ở các địa phương “trọng điểm” về xuất khẩu lao động như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Nam Định,... Được biết, số lao động “mai phục” chờ đăng ký mỗi nơi không dưới chục ngàn người. Ở những nơi này, với số lượng quá đông đảo, lại phải giải quyết trong thời gian quá ngắn như vậy, người đâu, sức đâu làm cho xuể?

Suốt 2 năm qua, hàng chục ngàn người lao động trẻ, chủ yếu là lao động nghèo ở nông thôn, đã phải bỏ công bỏ việc, tốn kém không ít chi phí để đến các trung tâm ngoại ngữ học tiếng Hàn. Có nhiều người phải học đi học lại 3-4 lần, sau những kỳ thi bị hủy bỏ.

Nếu tính cả học phí và giá trị thời gian, thì họ đã tiêu tốn những khoản tiền rất lớn. Vì vậy, hơn bao giờ hết, họ quyết phải “gỡ vốn” bằng cách qua Hàn Quốc để lao động, mà trước hết là phải đăng ký dự thi cho bằng được. Còn nếu không đăng ký được thì công lao bấy lâu nay coi như đổ sông đổ bể.

Đã xuất hiện "cò mồi"

Nắm bắt được tâm lý lo xa, cũng như lường trước những khó khăn mà người lao động sẽ gặp phải trong quá trình đăng ký dự thi, những ngày gần đây, ở một số địa phương được dự báo sẽ có đông lao động đăng ký đã xuất hiện một số đối tượng “cò mồi”.

Những người này bắn tin cho lao động rằng, để họ lo khâu đăng ký thì mới chắc ăn. Giá “mua chỗ” được một số người “phán” từ vài trăm đến 1.000 USD.

Trước đây, với cách làm phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước thừa nhận đã phát sinh nhiều tiêu cực để... “mua suất”. Bây giờ, dẫu đối tượng dự thi không còn giới hạn, nhưng “bóng ma” tiêu cực vẫn còn đang ẩn hiện khó tường...

Mối lo của người lao động về “5 ngày bão tố” xuất phát trước tiên từ cách thức bố trí thời gian của Trung tâm Lao động ngoài nước. Trước đây, khi mỗi tỉnh, thành chỉ được phân bổ chỉ tiêu từ 50 - 100 người, thì thời gian tiếp nhận hồ sơ cũng khoảng 3 ngày.

Bây giờ, khi số lượng người đăng ký đã tăng lên gấp hàng chục lần, thì thời gian cho phép cũng chẳng được kéo dài hơn bao nhiêu.

Theo thông báo từ Trung tâm Lao động ngoài nước, những lao động được xét đủ điều kiện dự thi sẽ nhận phiếu báo thi trong hai ngày 19 và 20/4. Có nghĩa là thời gian xét hồ sơ đăng ký kéo dài tới 5 tuần. Mặc dù rất thông cảm với sức ép thời gian mà đơn vị tổ chức phải chịu, nhưng người lao động không thể không đặt câu hỏi: “Vì sao không thể “cho” người lao động thêm một tuần hay ít ra vài ngày nữa?”.

Nhớ lại, khi mới thực hiện chương trình EPS giữa năm 2004, tại Trung tâm Lao động ngoài nước đã từng xảy ra cảnh chen lấn hỗn độn để nhận hồ sơ đăng ký. Những người chứng kiến kể lại, không ít người không có nhu cầu đi lao động Hàn Quốc vẫn nhận hồ sơ, sau đó “sang tay” ngay cho người có nhu cầu thực sự để lấy tiền.

Tuy nhiên, ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước cho rằng, thời gian 5 ngày để thí sinh đăng ký dự thi tiếng Hàn là thoải mái. Có thể một số tỉnh có đông người đăng ký thì sẽ khó khăn hơn, nhưng tôi cho là sẽ không có chuyện quá tải.

Ông Minh cũng cho biết Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi cho UBND các tỉnh, thành, yêu cầu huy động cán bộ, nhân viên sở lao động - thương binh và xã hội làm việc trong 2 ngày 13 và 14/3 để tiếp nhận hồ sơ của người lao động cho đủ thời gian 5 ngày như thông báo. Vì vậy, người lao động "hãy cứ yên tâm”.

(Theo Xuân Nghi // Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Khoảng 5 triệu người phải kê khai quyết toán thuế năm 2009
  • Khó tuyển dụng lao động vì mất cân đối cung, cầu
  • Hơn 3.500 cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô
  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Chính sách nhập cư và thiếu hụt lao động
  • Người lao động phải được làm việc trong điều kiện an toàn
  • DN Quảng Nam – Đà Nẵng: “Đói” nhân lực
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu