Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhân viên kinh doanh được tuyển nhiều nhất năm nay

 Nhu cầu tuyển lao động marketing - nhân viên kinh doanh cao nhất trong 36 ngành nghề chính tại TP HCM vào năm 2013, với gần 50.000 người.

Khảo sát từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM cho thấy, thành phố có khoảng 270.000 chỗ làm việc trống năm 2013. Thu hút nhiều lao động nhất là marketing - nhân viên kinh doanh, với cơ cấu nhu cầu 18,05%, trong khi vị trí thứ 2 là dịch vụ - bán hàng chỉ 16,5%. Cầu nhân lực ở 34 ngành còn lại đều dưới 10%, thậm chí một số lĩnh vực dự kiến tuyển không đáng kể, chưa tới 1% như: hóa - hóa chất; công nghệ ô tô, xe máy; luật - pháp lý; khoa học nghiên cứu...

Nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh vốn luôn ở mức cao và sôi động hơn hẳn các ngành khác, nhất là ở TP HCM. Tuy nhiên,thị trường nhân lực ở lĩnh vực này năm nay có nhiều sắc thái riêng. Một loạt công ty khó khăn phải sa thải bớt lao động, tuyển thêm rất hạn chế. Chưa kể một lượng lớn sinh viên kinh tế ra trường tạo áp lực lên nguồn cung lao động. Tuy nhiên, hiện có nhiều đơn vị tranh thủ chiêu mộ người tài, trải thảm đỏ mời gọi nhân viên kinh doanh giỏi và yêu cầu khắt khe hơn các năm trước.

"Họ cần ở nhân viên kinh doanh khả năng tăng doanh số cho công ty, giải phóng nhanh hàng tồn, thiết lập mạng lưới phân phối ngon lành hơn, mở rộng thị trường... Hơn nhau ở điểm này nên doanh nghiệp có xu hướng o bế "đội ngũ hái ra tiền" nhiều hơn mọi năm", ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc hướng nghiệp và dạy nghề - giới thiệu việc làm thanh niên TP HCM nhận xét.

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh năm nay ở mức cao. Ảnh:B.H

Là chủ một doanh nghiệp phân phối thực phẩm ở quận Bình Thạnh, anh Tấn đang ráo riết tuyển nhân viên kinh doanh để tăng nhân lực phân phối và bán hàng dịp sát Tết và chuẩn bị cho sau Tết. "Tôi không quan tâm họ làm cho bao nhiêu công ty, chỉ cần bán được nhiều hàng là tôi trọng dụng ngay", anh nói.

Quý I, hoạt động kinh doanh chỉ mới khởi động và sẽ tăng tốc mạnh ở 2 quý kế tiếp và đây là thời điểm "vàng" để đưa vị thế của nhân viên kinh doanh lên cao. Theo dự báo của Trung tâm, quý II, III thành phố cần lao động lớn nhất năm, khoảng 140.000 người và nhân viên kinh doanh nằm trong top 10 vị trí cần tuyển nhất.

Thế nhưng, nghịch lý vừa thừa vừa thiếu lao động trong lĩnh vực này tiếp tục tái diễn. Doanh nghiệp tuyển liên miên, lao động thất nghiệp hàng loạt, song cung cầu ít có cơ hội gặp nhau. Thống kê của một trang web việc làm, năm 2012 có 3.116 doanh nghiệp đăng ký tuyển nhân viên kinh doanh, giảm 4,1% so với 2011. Trong khi người cần việc lại tăng tới 26,1%. Đặc điểm này thể hiện rõ trong 2013. Bởi giới kinh doanh chỉ tập trung săn lao động giỏi, chuyên môn cao, còn các phân khúc trung bình, thấp sẽ không được để mắt tới nhiều.

Chế độ lương thưởng do đó cũng biến động đáng kể. Khảo sát của công ty nước ngoài chuyên thu thập, đánh giá số liệu lương ở khu vực TP HCM cho thấy, Giám đốc bán hàng và tiếp thị kinh nghiệm trên 8 năm hưởng 50.000 – 65.000 USD trong 2012, năm 2011 chỉ 44.000 – 52.000 USD. Giám đốc bán hàng (4 – 5 năm kinh nghiệm) được trả 26.000 – 32.000 USD năm 2012, tăng hơn 10% cùng kỳ. Lương các vị trí này sẽ còn tăng trong 2013, đặc biệt với những ai mang lại doanh thu lớn cho công ty.

Trong khi đó, lương của các nhân viên kinh doanh, bán hàng có thể vẫn cố định 2,5-3 triệu đồng. Song, theo ông Sang, doanh nghiệp sẽ đẩy hoa hồng, tiền thưởng lên cao, nhằm đốc thúc lao động nhanh chóng tạo tiền cho công ty.

Thông tin tạmdừng mở các ngànhđào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán ít nhiều tác động tới thị trường lao động, tới nhân viên kinh doanh năm nay, ít nhất về mặt tâm lý. Song, theo giới chuyên gia nhân lực, điều này là cần thiết vì cung cầu ngành tồn tại nhiều bất cập suốt thời gian dài.

Ông Đỗ Thanh Năm, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win-Win giải thích,nhân viên kinh doanh đa phần theo học ngành quản trị kinh doanh.Tuy số người học đông nhưng chất lượng kém. Hầu hết làm trái nghề hoặc suốt đời chỉ làm sale, không vươn tới cánh cửa quản trị tại doanh nghiệp. Ông khuyên các sinh viên đừng ảo tưởng tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm giám đốc ngay mà cần đi từ vị trí thấp nhất và phải nỗ lực không ngừng.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngân hàng TP HCM nhận xét, nhà quản trị giỏi ở Việt Nam còn rất thiếu, hầu như các công ty cổ phần, liên doanh phải “bấm bụng” tuyển giám đốc điều hành người nước ngoài.

Phó giám đốc thường trực Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM - Trần Anh Tuấn dự báo ngành quản trị kinh doanh sẽ phát triển và cần thiết trong thời buổi toàn cầu hóa. Ngành này có nhiều cấp bậc học, đòi hỏi người lao động bỏ thời gian tích lũy kinh nghiệm.

(Theo Mai Phương // vnexpress)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Sang châu Phi lao động hưởng lương “nghìn đô”
  • Quý I-2013, mở rộng đưa lao động sang Libya
  • Dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Mất gần một tỷ USD/năm
  • Không tăng lương: Bóp bụng đi làm
  • Lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh bị tẩy chay: Đừng để “quýt làm cam chịu”
  • Lao động sang Angola: Rủi ro nhưng vẫn liều
  • Thêm “quỹ bảo hiểm” mới cho người lao động
  • Bữa cơm công nhân teo tóp và nguy hiểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu