Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quý I-2013, mở rộng đưa lao động sang Libya

Việt Nam trở lại thị trường Libya và tuỳ theo tình hình sẽ mở rộng đưa lao động sang nước này vào quý I-2013

Ông Nguyễn Thanh Hoà - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động về việc đưa lao động Việt Nam trở lại thị trường Libya và tuỳ theo tình hình sẽ mở rộng đưa lao động sang nước này vào quý I-2013.

Lao động libya về nước
Lao động libya về nước.

Theo nội dung văn bản gửi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đầu năm 2011, do khủng hoảng chính trị, Việt Nam đã phải tổ chức đưa hơn 10.000 lao động làm việc tại Libya về nước. Hiện nay, do tình hình Libya đã tương đối ổn định và bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, Thủ tướng đã đồng ý cho phép đưa lao động trở lại làm việc tại Liya phù hợp với diễn biến tình hình.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là trong trường hợp phát sinh tình huống xấu, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các doanh nghiệp thực hiện việc đưa lao động trở lại Libya làm việc theo Quyết định số 653 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý lao động Việt Nam làm việc tại Libya. Tuy nhiên, do tình hình thị trường đã thay đổi, một số điều kiện của hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Libya được quy định mới.

Cụ thể, mức lương tối thiểu sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác sẽ là 260 USD/tháng đối với lao động không nghề; 300 USD/tháng đối với lao động bán nghề; 320 USD/tháng đối với lao động lành nghề. Trường hợp người lao động phải đóng thuế thì mức lương cơ bản trong hợp đồng sẽ phải tăng lên tương ứng. Trong hợp đồng phải quy định rõ thời hạn thanh toán tiền lương cho người lao động. Trong hợp đồng môi giới (nếu có) phải có điều khoản quy định: trong trường hợp người lao động về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản...) hoặc không do lỗi người lao động thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới đã nộp theo nguyên tắc người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp.

Hợp đồng cung ứng lao động phải có điều khoản quy định về phương án bảo đảm an toàn cho người lao động trong trường hợp khẩn cấp: Đối tác phải mua bảo hiểm rủi ro cho người lao động, phải đưa người lao động đến nơi an toàn và đưa về nước khi cần thiết, chịu chi phí đưa người lao động về nước và thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động.

Các hợp đồng đều phải được Đại sứ quán Việt Nam tại Libya thẩm định về tư cách pháp nhân của đối tác, về tính an toàn và nhu cầu lao động thực tế của dự án nơi người lao động sẽ đến làm việc.

Doanh nghiệp phải tổ chức quản lý lao đọng theo đúng quy định tại Quyết định 653 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Trong thời gian thí điểm, do số lao động đưa đi chưa nhiều, các doanh nghiệp có thể hợp tác cử cán bộ đại diện quản lý lao động tại Libya. Trường hợp có trên 300 lao động làm việc tại Libya thì các doanh nghiệp phải cử tối thiểu hai cán bộ đại diện. Các doanh nghiệp cũng có thể hợp tác cử điều phối viên, kỹ sư và đốc công tại các công trình để đảm bảo công tác quản lý lao động theo đúng quy định.

Theo ông Nguyễn Thanh Hoà, trước khi đưa lao động đi, doanh nghiệp phải báo cáo Cục quản lý lao động ngoài nước danh sách người lao động (họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, địa chỉ nơi ở tại Việt Nam, thời hạn hợp đồng, ngành nghề, ngày dự kiến xuất cảnh), tên, địa chỉ đối tác tiếp nhận lao động, địa chỉ và điện thoại liên lạc của dự án nơi người lao động sẽ đến làm việc.

Cũng theo ông Hoà, trong thời gian trước mắt tổ chức thí điểm đưa lao động trở lại Libya, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại Libya xem xét cho phép các doanh nghiệp trước năm 2011 đã đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng quy định. Trong quý I năm 2013, căn cứ vào tình hình thực tế tại Libya, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét mở rộng việc đưa lao động sang thị trường này.

(Theo Tien phong)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Mất gần một tỷ USD/năm
  • Không tăng lương: Bóp bụng đi làm
  • Lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh bị tẩy chay: Đừng để “quýt làm cam chịu”
  • Lao động sang Angola: Rủi ro nhưng vẫn liều
  • Thêm “quỹ bảo hiểm” mới cho người lao động
  • Bữa cơm công nhân teo tóp và nguy hiểm
  • Thảm họa lao động bất hợp pháp tại Nga
  • Năng suất lao động tại Việt Nam thuộc hàng đáy khu vực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu