Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sau tết sẽ thiếu lao động trầm trọng

Nhiều lao động có thể sẽ không vào thành phố làm việc sau tết khi giá cả leo thang, mức lương thấp. Ảnh: Hữu Thắng

Theo các doanh nghiệp và các chuyên gia lao động thì sau Tết Tân Mão, tình hình thiếu hụt lao động phổ thông tại TPHCM sẽ trầm trọng hơn so với năm ngoái.

Thiếu 30% lao động

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, biến động lao động sẽ có thể tăng mạnh. Nguyên nhân: cuối năm 2010 lạm phát tăng cao, mức lương hiện có của lao động phổ thông khó bù được đà tăng chi phí sinh hoạt nên sẽ có nhiều lao động sau khi về quê ăn tết không quay lại thành phố.

Trong khi đó, ông Hồ Xuân Lâm, Phó phòng quản lý lao động, Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM (HEPZA), lực lượng lao động trong năm 2011 mà HEPZA cần vào khoảng 50.000. Tuy vậy, ông Lâm cho rằng doanh nghiệp sẽ khó mà có được số lao động này. “Mặc dù bên cạnh các lao động không quay trở lại sau tết thì vẫn có những lao động mới sẽ vào thành phố, tuy vậy, con số này không bù đủ lao động nghỉ việc”, ông Lâm nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm HEPZA, cho biết hiện nay có nhiều doanh nghiệp gửi yêu cầu tuyển dụng lao động sau tết. Con số cần tuyển khoảng 5.000 lao động. Tuy vậy, trong thời điểm này HEPZA không tìm được lao động cho doanh nghiệp. “Sau tết, lượng lao động cần tuyển chắc chắn còn tăng cao hơn, vì dự báo biến động lao động năm nay sẽ cao hơn năm ngoái”, ông Tùng nói thêm.

Tại Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên, ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc trung tâm cho biết, hiện có khoảng 1.000 nhu cầu tuyển dụng cho sau tết. Ông Sang cũng cho rằng khó có thể có được lao động vì cả năm nay, muốn tìm được lao động phổ thông cũng đã rất khó.

Theo ông Trần Đắc Thanh, chuyên viên lao động của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dệt may là một trong những ngành thiếu lao động suốt năm, nhưng sau tết thường là thời điểm doanh nghiệp lo lắng nhất vì đây là thời điểm nhiều lao động về quê nhưng không quay trở lại thành phố để tiếp tục làm việc. “Năm ngoái, mức độ thiếu hụt khoảng 20%, nhưng năm nay con số này ít cũng phải 30%”, ông Thanh nói.

Giữ người không dễ

Theo ông Lâm, việc khó nhất của các doanh nghiệp là không thể tăng lương nhiều cho người lao động để giữ được người do giá đơn hàng không tăng nhiều. Trong khi đó, thời điểm này khi lạm phát tăng, chi phí nguyên liệu đầu vào, vận chuyển tăng, lương tối thiểu cũng bắt đầu tăng từ đầu năm nay thì doanh nghiệp phải gồng gánh lắm mới có thể trả mức lương cũ cho người lao động. Điều này khiến cho việc giữ người càng khó khăn hơn.

Còn ông Sang cho biết, để có được người, hiện trung tâm đang chuẩn bị chương trình đón lao động sau tết. “Chúng tôi sẽ ra tận bến xe để đón các lao động mới muốn đến TPHCM xin việc, chương trình này sẽ giúp người lao động dễ dàng tìm việc và cũng giúp chúng tôi tìm được người khi tình trạng thiếu lao động đang diễn ra trầm trọng như hiện nay”.

Theo ông Thanh, đa phần các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quí 2. Trong số hơn 600 doanh nghiệp trực thuộc hiệp hội, có nhiều doanh nghiệp chuyển nhà máy về các tỉnh để có thêm nguồn lao động tại chỗ. Nhưng theo ông Thanh thì chính sách này hiện cũng không hiệu quả vì mức lương của ngành dệt may cũng không còn thu hút được lao động nông thôn.

Bên cạnh đó, phương án tăng năng suất lao động cũng có một số doanh nghiệp thực hiện được, nhưng không nhiều. Đa phần các doanh nghiệp để có được lao động thì tuyển tràn lan, trình độ thấp, lại nhảy việc liên tục nên khó mà có được lao động mang lại năng suất cao. Cho đến thời điểm này, ông Thanh cho rằng Hiệp hội Dệt may đang rất khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thiếu lao động.

Tết Tân Mão sắp tới, đa phần các doanh nghiệp cũng cố gắng thưởng tết cao cho người lao động như Việt Thắng (mức thưởng thấp nhất là 2,1 triệu đồng); Việt Tiến (trung bình mỗi lao động được 8 triệu đồng), Phong Phú (thưởng 2 tháng lương)… Có doanh nghiệp còn cho biết sẽ thưởng cho các lao động về quê vào công ty đúng ngày làm việc mỗi người 500.000 đồng. Tuy vậy, ông Thanh cho rằng, con số doanh nghiệp thực hiện được công tác chăm lo này không đáng kể, nên việc thiếu lao động trong toàn ngành sẽ tiếp tục xảy ra.

Ông Lâm cũng cho biết phần lớn các công ty trong các khu công nghiệp đã thuê xe để công nhân về quệ ăn tết, tránh tình trạng công nhân phải xếp hàng mua vé, đồng thời xe công ty cũng đón công nhân tại các tỉnh đúng ngày trở vào làm việc để không mất lao động. Song theo ông Lâm, “công nhân đồng ý đi xe công ty về nhưng không đồng ý đi xe công ty trở vào thành phố vì muốn ở lại lâu hơn hoặc không muốn quay trở lại TPHCM”.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Tân cử nhân thất nghiệp
  • Biến tướng ở chợ lao động
  • Tạo việc làm mới năm 2011: Mục tiêu chính là chất lượng
  • Thị trường việc làm 2011: cung - cầu vẫn lệch pha
  • Thị trường lao động Tp.HCM năm 2010: Nhiều nghịch lý
  • Thị trường nhân lực trực tuyến tăng trưởng nhẹ
  • Gần 57.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Công nhân dệt may xuất khẩu - Nhiều việc làm, lương thưởng cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu