Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thất nghiệp đang tăng mạnh

Lượng người thất nghiệp ở Hà Nội đã tăng mạnh trong năm 2011 và có hướng tăng thêm trong tháng đầu 2012.

Ông Vũ Trung Chính - Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) Hà Nội cho biết, số người đăng ký thất nghiệp gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2010, số người đăng ký thất nghiệp là 4.192 thì đến năm 2011 đã tăng lên 16.100 người. Tính riêng trong tháng 1 năm 2012, đã có 1.467 người đăng ký BHTN.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng LĐ thất nghiệp tăng đột biến trong tháng 1 là vì ảnh hưởng chung từ khủng hoảng kinh tế. Đa số các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu) thị trường bị bó hẹp, đơn hàng ít nên buộc phải cắt giảm nhân công.

Ngoài ra, trong tháng 1, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (chủ yếu là Tổng Cty Dệt May Hà Nội) phải di dời ra khỏi địa bàn thành phố nên đã khiến nhiều LĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng vì không có nhu cầu đi theo.

Người lao động thất nghiệp có xu hướng tăng cao.

Bà Phạm Thị Thêu, cán bộ Phòng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của TTGTVL Hà Nội cho biết, trong tháng 1/2012, số lượng LĐ thất nghiệp đăng ký và hoàn thiện hồ sơ hưởng TCTN vẫn tiếp tục gia tăng. Tính riêng trong tháng 1 năm 2012, đã có 1.467 người đăng ký BHTN. Trong đó, Cty TNHH có số lượng LĐ thất nghiệp đăng ký nhiều nhất là 781 người; Cty cổ phần 529 người và các Cty khác là 151 người.

Trong tháng 1, tại Hà Nội, có tới 200 LĐ của Cty TNHH thương mại và xây dựng Thuỷ Lộc (nhà phân phối độc quyền mỹ phẩm SHISEIDO) bị thất nghiệp do nguyên nhân tranh chấp về sản phẩm với phía Nhật Bản.

Cũng theo bà Thêu, trong tháng 1, số tiền chi TCTN khá lớn so với cùng thời gian năm ngoái khi đạt con số 7,665 tỷ đồng.

Tổng hai năm 2010 - 2011, đã có 20.292 người đăng ký thất nghiệp. Tổng tiền chi trợ cấp thất nghiệp (TCTN) trong hai năm lên tới hơn 97 tỷ đồng; trong đó, chi TCTN là hơn 96,6 tỷ đồng và chi hỗ trợ học nghề hơn 458 triệu đồng.

(Theo Nguyễn Hà // VEF)

 

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Cơ hội kiếm thêm nhờ đổi giờ làm
  • Ai quản lao động nước ngoài tại Việt Nam?
  • Thưởng Tết: Nơi 99, nơi 2 triệu đồng
  • Trước ngày thi tiếng Hàn tại Nghệ An: 13.000 lao động phải ra Hà Nội thi để tránh 'cò'
  • Loay hoay xuất khẩu lao động
  • Đào tạo nhân lực : Khó cả đôi bên
  • Tuyển dụng lao động tại Tây Ninh: Thừa vẫn khó !
  • Thất nghiệp ảo, bảo hiểm thật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu