Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thay đổi tư duy kinh doanh lao động nông thôn

Đào tạo nghề may cho lao động nông thôn. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Trong hai ngày 18 và 19/8, tại Cần Thơ, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) phối hợp với Hội Dạy nghề Việt Nam tổ chức tập huấn - tọa đàm khoa học về “Kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp” và chính sách, mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với sự tham gia của đại điện 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong hai ngày làm việc, cả hai nội dung đều dành cho đối tượng lao động nông thôn, giúp bà con nông dân trang bị kiến thức về kinh doanh, đổi mới tư duy, thay đổi cách nghĩ cách làm, kết hợp giới thiệu một số mô hình kinh doanh và sản xuất kiểu mẫu thành công đã gắn kết thành quả lao động với thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tọa đàm nêu cao vai trò dạy nghề ở nông thôn nhằm giải quyết 3 vấn đề lớn hiện nay là đào tạo nghề, giải quyết việc làm và gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn.

Tại diễn đàn, các đại biểu xác định “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020” mà Chính phủ vừa phê duyệt là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Nhờ có đề án và chủ trương này, hai năm qua, các tỉnh, thành đã mở hơn 9.000 lớp dạy nghề đào tạo cho 277.000 lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Các tỉnh, thành cũng đã hình thành các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp; dạy nghề tiểu thủ công nghiệp; dạy nghề công nghiệp và dịch vụ, qua đó củng cố làng nghề truyền thống địa phương, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Thời gian tới mũi nhọn dạy nghề sẽ theo hai hướng là chuyên sâu và đại trà. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn vùng đạt 40%, bình quân đào tạo 445.000 lượt người/năm và đến năm 2020 sẽ có 70% lao động qua đào tạo.

Trần Khánh Linh (TTXVN/Vietnam+)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thêm đối tượng được hỗ trợ xuất khẩu lao động
  • Đề nghị các địa phương tăng ngăn ngừa đình công
  • Báo động thất nghiệp
  • Lao động về từ Libya: Doanh nghiệp cũng được hỗ trợ
  • Giữ thị trường Hàn quốc: Không thể chậm trễ!
  • Lao động “rẻ hóa mắc”
  • Dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc do tình trạng bỏ trốn
  • Thí điểm đưa lao động đi làm tại trang trại ở Malaysia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu