Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bước đột phá trong đào tạo nhân lực nông thôn

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, tạo đòn bẩy phát triển mạnh mẽ, bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2010 được nêu trong Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài... Để đạt được mục tiêu quan trọng này, đòi hỏi phải tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực nông thôn.

Cụ thể hoá Nghị quyết 26-NQ/T.Ư, nhằm nhanh chóng tạo sự chuyển biến lớn về nguồn nhân lực ở nông thôn, Chính phủ đang tổ chức lấy ý kiến các tỉnh, thành phố về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với mục tiêu đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm.

Dự kiến, ngân sách nhà nước sẽ chi hơn 46.000 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu này trong thời gian từ năm nay tới năm 2020. Người lao động cũng được phân loại rõ, mỗi năm có khoảng 300.000 lao động làm nghề nông nghiệp sẽ được đào tạo các nghề trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, ngư nghiệp, diêm nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản, quản lý tưới tiêu, quản lý trang trại, hợp tác xã và cung ứng các dịch vụ nông nghiệp…

Đồng thời, khoảng 600.000 lao động không làm nghề nông nghiệp sẽ được đào tạo các nghề công nghiệp, dịch vụ để chuyển đổi cơ cấu lao động phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước. Khoảng 100.000 lao động mỗi năm sẽ được đào tạo để trở thành các nhà quản lý cấp cơ sở.

Dự kiến, trong thời gian 2009-2010, các mô hình đào tạo thí điểm sẽ được tổ chức, để tới năm 2011, đảm bảo mỗi năm sẽ có 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo. Tới năm 2020, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lực lượng lao động (hiện nay khoảng 75%), tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%. Thu nhập của dân cư nông thôn sẽ tăng trên 2,5 lần so với hiện nay.

Như vậy, khi Đề án được Chính phủ ban hành và triển khai, cùng số tiền đầu tư cho dạy nghề lớn nhất từ trước tới nay, với đối tượng được thụ hưởng là tất cả lao động tại khu vực nông thôn, bộ mặt nông thôn nước ta được kỳ vọng là sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, để Đề án có quy mô lớn này đạt được mục tiêu phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng đào tạo, đảm bảo để sau khi đào tạo, người lao động có thể phát huy được tay nghề, phù hợp với nhu cầu thực tế tại từng địa phương.

( Theo báo Đầu tư )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu