Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: lao động biến động mạnh


Ngành may là một trong những ngành có sự biến động lao động mạnh. Ảnh do Công ty may Việt Tiến cung cấp.

Khi mặt bằng giá cả tăng cao, đời sống khó khăn, nhiều lao động đã liên tục tìm chỗ làm khác hòng cải thiện thu nhập. Điều này đang khiến cho các chủ doanh nghiệp đau đầu vì biến động lao động ngày càng mạnh.

Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp TPHCM (Hepza) cho biết hiện tại ở trong các khu công nghiệp, lao động dịch chuyển nhiều hơn năm ngoái. Các công ty liên tục treo bảng tuyển dụng vì công nhân cứ đến rồi đi.

Theo ông Định thì số lao động làm việc trong khu công nghiệp năm nay không tăng lên, con số thiếu 50.000 lao động từ đầu năm đến nay tại Hepza vẫn không đổi do lao động từ ngoài vào rất ít, chủ yếu là lao động trong Hepza dịch chuyển quay vòng để tìm kiếm mức lương cao hơn.

Mức thu nhập trung bình của một lao động làm việc 8 tiếng tại các khu công nghiệp vào khoảng 2,5 – 3,5 triệu đồng/tháng, con số này có tăng so với năm 2009. Tuy vậy, như ông Định nói thì mức trên không theo kịp tốc độ tăng của giá nhà trọ, điện, nước, thực phẩm. Công nhân đang rất chật vật với thu nhập của mình.

Theo ông Định, biến động lao động mạnh đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Lao động càng dịch chuyển nhiều thì chất lượng lao động, năng suất lao động càng đi xuống do lao động tuyển mới không thạo việc như lao động cũ.

Đồng thời, chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn bất cập cũng khiến nhiều lao động cứ làm việc đủ một năm là nghỉ để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp vì không dễ tuyển người thay thế ngay.

Còn tại ngành dệt may, da giày, ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may cho biết nhiều doanh nghiệp nhỏ trong ngành này đã không kham nổi gánh nặng chi phí nên đành đóng cửa, ngưng hoạt động. Lao động cũng phải tìm kiếm chỗ làm khác trong ngành. Tuy vậy, con số trên không nhiều, chủ yếu hiện tại các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến cuối năm nên thiếu lao động mới là vấn đề nan giải hơn.

Theo ông Hồng, chuyện lao động nhảy việc tại ngành dệt may không mới, nhưng trong bối cảnh hiện nay thì lại là vấn đề rất đau đầu cho doanh nghiệp, vì ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng và như vậy gián tiếp liên quan đến uy tín doanh nghiệp, trong khi để có được khách hàng tốt trong thời gian này không dễ.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thì trong những tháng tới thị trường lao động có thể diễn ra nhiều biến động, đặc biệt đối với người lao động có thu nhập thấp và lao động phổ thông do tình hình lạm phát đang khiến người lao động khó sống với mức lương hiện tại của mình.

Lương thấp cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình ngừng việc tại TPHCM thêm căng thẳng. Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Liên đoàn lao động TPHCM cho biết trong 7 tháng qua, số lượng vụ ngưng việc tập thể không ngừng tăng lên. Nếu trong 5 tháng chỉ mới có khoảng 57 vụ thì đến hết 7 tháng con số này đã vượt 100 vụ, gần gấp đôi so với năm 2010.

Theo ông Cận, chính đời sống khó khăn đã khiến công nhân không an tâm với công việc hiện tại, dễ so sánh chế độ chính sách với thu nhập của lao động ở doanh nghiệp khác, dẫn đến ngưng việc tập thể để đòi quyền lợi.

 

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhu cầu nhân lực trực tuyến: Ngân hàng, chứng khoán đều tăng
  • Thay đổi tư duy kinh doanh lao động nông thôn
  • Thêm đối tượng được hỗ trợ xuất khẩu lao động
  • Đề nghị các địa phương tăng ngăn ngừa đình công
  • Báo động thất nghiệp
  • Lao động về từ Libya: Doanh nghiệp cũng được hỗ trợ
  • Giữ thị trường Hàn quốc: Không thể chậm trễ!
  • Lao động “rẻ hóa mắc”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu