Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Hiệu ứng ngược" trên thị trường lao động

Các sàn giao dịch việc làm không ngừng tăng số doanh nghiệp tham gia tuyển dụng. - tinkinhte.com
Các sàn giao dịch việc làm không ngừng tăng số doanh nghiệp tham gia tuyển dụng.

Những tháng cuối năm, nguồn cung các loại lao động từ phổ thông đến kỹ thuật đều thiếu trầm trọng. Đây là tình trạng chung ở cả các khu công nghiệp phía Nam từ Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM đến miền Trung và miền Bắc.

Theo ông Vũ Trung Chính, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), trung tâm đã phải từ chối nhiều doanh nghiệp xin tham gia sàn giao dịch việc làm vì lo các doanh nghiệp không thể tuyển được lao động trong thời điểm này, do lượng lao động đến tham dự các phiên không còn đông như những tháng đầu năm.

Cạnh tranh không lành mạnh

Dạo quanh khu chế xuất, khu công nghiệp tại Hà Nội cho thấy, thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp treo đỏ rực ở khắp nơi. Các sàn giao dịch việc làm ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... cũng không ngừng tăng số doanh nghiệp tham gia tuyển dụng.

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sự hồi phục của nền kinh tế đã giúp đơn đặt hàng của doanh nghiệp tăng đáng kể. Trong ba tháng gần  đây, nhiều doanh nghiệp không chỉ ở hai thành phố lớn là Tp.HCM và Hà Nội đã phải đôn đáo kiếm lao động để phục vụ cho sản xuất. Đây cũng là quy luật của thị trường lao động hằng năm.

Nhưng điều khác biệt trong năm nay là không chỉ nhân sự cấp cao, mà công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông, thời vụ cũng rất khan hiếm. Sàn giao dịch việc làm Hà Nội trong 4 tháng trở lại đây, ngoài các chỉ tiêu tuyển lao động trình độ cao đẳng, đại học, mật độ các doanh nghiệp "săn" lao động có nghề và lao động phổ thông dày đặc.

Tuy nhiên, một hiện tượng trái chiều đang diễn ra là doanh nghiệp càng cần lao động thì số lượng lao động tìm việc lại có xu hướng giảm rõ rệt. Khan hiếm lao động đang đẩy các doanh nghiệp vào thế cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng "mua - bán" lao động giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu công nghiệp đang diễn ra khá phức tạp.

Một số cán bộ nhân sự ở các doanh nghiệp khu công nghiệp phố Nối A (Hưng Yên) cho biết, họ đã nhận được lời đề nghị của nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may mua lại số lao động mà công ty mới tuyển vào làm việc trong 2- 3 tháng. Thời gian làm việc này đủ để người lao động làm quen với công việc. Thành công, cán bộ nhân sự sẽ được “boa” một khoản tiền, đồng thời các lao động sẽ được hưởng mức lương cao hơn doanh nghiệp cũ đang chi trả.

Sự móc nối của cán bộ nhân sự giữa các công ty trong việc mua lại lao động cùng với cách tuyển lao động kiểu thời vụ “ăn xổi ở thì” của doanh nghiệp như hiện nay thì chỉ có doanh nghiệp chịu thiệt đơn, thiệt kép.

Tự phát lao động tự do

So với không khí ảm đạm của thị trường lao động ở  các khu công nghiệp thì thị trường lao động tự do lại đang diễn ra sôi nổi theo kiểu tự phát. Người lao động đang có xu hướng lập thành những nhóm lao động nhỏ lẻ, tập trung làm thuê khoán cho các đơn vị, cơ sở sản xuất trong một thời gian theo một đơn hàng nhất định rồi rút quân, tìm nơi làm việc khác. Với hình thức lao động này, người lao động có lợi thể thu được một khoản tiền rồi nghỉ, không bị ràng buộc về thời gian và kỷ luật của doanh nghiệp. Thực trạng này đang tạo ra một hiệu ứng ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn lao động.

Thời  điểm này, tại chợ lao động tự do tại các điểm  đầu cầu như Long Biên, Chương Dương..., các tụ  điểm lao động ngoại tỉnh hay tập trung chờ việc lúc nào cũng tấp nập. Rõ ràng, đã qua thời kỳ người lao động chấp nhận làm việc không điều kiện mà họ đã nhận thức rõ giá trị của sức lao động của mình. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực dệt may, xây dựng, giầy da... đang dùng người theo kiểu vắt kiệt sức lao động, không coi trọng việc nâng cao tay nghề, nâng lương cho lao động.

Điểm qua các sàn giao dịch việc làm tại thời điểm khan hiếm lao động, mặt bằng thu nhập chung mà các doanh nghiệp đưa ra vẫn chưa có sự bứt phá, hiếm hoi mới có doanh nghiệp chấp nhận trả 1,5 triệu đồng/tháng. Còn lại chỉ ở mức từ 800 nghìn đến 1,3 triệu đồng/tháng.

Như Công ty TNHH phụ tùng xe máy - ôtô Goshi Thăng Long (Hà Nội) đang cần tuyển 500 lao động. Dù khẳng định có nhiều chế độ đãi ngộ, nhưng thông tin tuyển dụng đối với lương khởi điểm lao động trình độ THCS, THPT là 1,3 triệu đồng/tháng; trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nghề 3/7 cũng chỉ có 1,36 triệu đồng/tháng, sau 3 tháng sẽ được đánh giá chuyên môn với mức 1,63 triệu đồng/tháng...

(Theo Lý Hà // Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lao động năm 2009
  • Phát triển nguồn nhân lực vùng Bắc Trung Bộ
  • Đào tạo nghệ nhân khó hơn giáo sư
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nâng cao hệ thống đánh giá kỹ năng nghề: Cần sự bắt tay của cả 3 bên
  • Năm 2009, đình công giảm 70%
  • Lương tối thiểu trong doanh nghiệp sẽ tăng từ 10-15%
  • Ðẩy mạnh việc đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu