Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu lao động ở Quảng Ngãi

Người lao động ở huyện Trà Bồng chuẩn bị
xuất cảnh.
Cách đây vài năm, bài toán xuất khẩu lao động (XKLÐ) để giảm nghèo là chuyện của Tỉnh ủy, UBND và các cấp, ngành trong tỉnh, còn người lao động (NLÐ), đối tượng trực tiếp lại luôn tạo ra rào cản, khiến số NLÐ đi làm việc ở nước ngoài vẫn ở số lượng rất ít, thì đến nay mọi chuyện đã khác. XKLÐ ở Quảng Ngãi đã có được những con số đáng mong đợi.
 
Tầm nhìn mới

Câu chuyện cả gia đình đi XKLÐ hay cả xóm đều có người đi XKLÐ lâu nay vẫn chỉ nghe ở các tỉnh phía bắc, thì bây giờ ở các huyện, nhất là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã lác đác có những hiện tượng như vậy.   Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi Võ Duy Yên cũng không khỏi ngạc nhiên khi trong số những học viên tham gia công tác XKLÐ năm 2009 lại có một đôi vợ chồng trẻ, tuổi mới ngoài đôi mươi. Ông Yên ngạc nhiên, là vì theo "thông lệ" các cặp vợ chồng trẻ ở các huyện miền núi sau khi cưới là sinh đẻ và cuộc mưu sinh của họ luôn gắn với rừng. Nhưng khi nghe xong tâm sự của đôi vợ chồng trẻ kia, ông Yên mới hiểu rằng tại sao họ lại chọn con đường XKLÐ để khởi đầu cho cuộc mưu sinh. Ðôi vợ chồng trẻ ấy là Phạm Văn Khâm (20 tuổi) và Phạm Thị Quay (18 tuổi), nhà ở xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ. Nếu ngôi trường dân tộc nội trú trên huyện là nơi đôi vợ chồng trẻ tìm hiểu và yêu nhau thì những bài học từ ngôi trường này đã cho họ một tầm nhìn mới để thoát nghèo. Có nghĩa, không cứ phải bám lấy rừng, lấy nương rẫy mới sống được và nếu sự học không biến họ trở thành những "hạt giống đỏ" thì họ cũng  sẽ tìm cho mình một nghề, một công việc có thu nhập cao hơn công việc quanh năm quanh quẩn với núi rừng. Vì vậy, hình ảnh những cô cậu học trò "vai gùi tay xách"  xuống núi học chữ và định hình cho mình những lối đi riêng trong cuộc sống chắc chắn sẽ mở đầu cho một thời kỳ đổi mới ở các huyện vùng cao sau này.

Kết quả xuất khẩu lao động

Nếu chỉ dựa vào con số 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009, đạt tỷ lệ 50% so với đề án XKLÐ giai đoạn 2009-2011 và đạt 428% so với kế hoạch Ðề án XKLÐ giai đoạn 2006-2010 để so sánh và đánh giá hiệu quả XKLÐ, thì Quảng Ngãi vẫn nằm ở tốp khiêm tốn so với các tỉnh khác trong cả nước. Nhưng nếu so sánh trong vài năm gần đây thì 1.500 lao động cả tỉnh năm 2009, trong đó sáu huyện nghèo là 500 lao động đi XKLÐ là con số rất đáng mong đợi. Nó được mong đợi ở chỗ, con số 1.500 lao động đi XKLÐ năm 2009 gấp ba lần số người XKLÐ trong năm năm qua. Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Ngãi Ðoàn Khắc Chỉnh cho tôi xem bảng lương của ba lao động ở huyện Sơn Tây mới gửi về là Ðinh Thị Với mức lương 6.455.000 đồng/tháng; Ðinh Thị Yên 6.554.000 đồng; Ðinh Thị Thim 6.455.000 đồng, rồi đưa một phép tính đơn giản, nếu gửi hết số tiền lương ấy về thì chỉ trong bốn tháng họ sẽ trả hết nợ vay ngân hàng và sau ba năm làm việc, khi về nước, mỗi lao động sẽ cầm chắc trong tay hơn 200 triệu đồng. Một con số mà ở các huyện vùng cao không phải ai cũng có thể làm ra trong thời gian vài năm.

Tại Hội nghị tổng kết ngành LÐ-TB-XH tỉnh Quảng Ngãi năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, đồng chí Ðặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Năm 2009, huyện đưa  118 lao động đi XKLÐ, đạt 81,34% kế hoạch tỉnh giao. Dự kiến năm 2010, Sơn Hà sẽ đưa 300 lao động đi làm việc. Lao động của huyện xuất cảnh năm 2009 đều có việc làm ổn định và có mức thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng ở thị trường Ma-lai-xi-a, 8 đến 11 triệu đồng ở thị trường Ðài Loan (Trung Quốc). Qua nắm bắt thông tin từ các gia đình có người đi XKLÐ cho thấy, hầu hết NLÐ đã gửi về gia đình từ 15 đến 30 triệu đồng,  có lao động đã gửi về cho gia đình 50 triệu đồng. Theo thống kê sơ bộ năm 2009, NLÐ ở huyện Sơn Hà đã gửi về gia đình số tiền 1.730 triệu đồng.

Chỉ tiêu XKLÐ của Quảng Ngãi năm 2010 sẽ là 3.000 người nếu hoàn thành sẽ là một dấu mốc quan trọng để XKLÐ thật sự trở thành một kênh xóa đói, giảm nghèo nhanh. Và để làm được điều này, điều cần thiết là phải duy trì và khai mở những tầm nhìn mới, có như vậy XKLÐ ở tỉnh Quảng Ngãi mới có những con số đáng mong đợi.        

 

(Theo Bài và ảnh: Minh Trí/Nhandan)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trả giấy phép
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • Thí điểm 1 Tổng công ty hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
  • Cuối năm “sốt” nhân lực cao cấp
  • Mỗi năm dân số tăng gần 1 triệu người
  • Bộ đội xuất ngũ được cấp “Thẻ học nghề”
  • Thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho 8.000 lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu