Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 kiến nghị của Ủy ban Kinh tế: Kinh tế Việt Nam - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn

Ủy ban Kinh tế của QH khóa XII vừa hoàn thiện bản kiến nghị “Kinh tế VN - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn”.

Bản kiến nghị 10 điều dài hơn 40 trang, được tổng hợp trên cơ sở các ý kiến tham luận của nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, đại biểu QH...

1. Để nền kinh tế phát triển bền vững trong trung và dài hạn, cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc và coi đây là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Việc hình thành một “chủ thuyết phát triển kinh tế” riêng cho VN, trong đó ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, sẽ là tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những giai đoạn tiếp theo.

2. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững là yêu cầu cấp bách để giải quyết tận gốc rễ các nguyên nhân gây ra bất ổn vĩ mô trong ngắn hạn. Bằng một phép cộng đơn giản, trong giai đoạn 2006-2010 lạm phát tăng gần 60% trong khi tăng trưởng chỉ 35,1%. Hai con số này đã chứng tỏ thu nhập thực tế và mức sống thực của người dân, nhất là người nghèo, đã bị giảm sút rất mạnh.

Cần nhận thức rõ nội hàm khái niệm “đổi mới mô hình tăng trưởng” và “tái cấu trúc nền kinh tế” để việc triển khai có tính nhất quán và mang lại hiệu quả trên thực tế.

3. Thay đổi chiến lược phát triển công nghiệp dựa chủ yếu vào khu vực kinh tế nhà nước mà không xét tới yếu tố lợi thế so sánh, khuyến khích các ngành và khu vực có lợi thế so sánh và hiệu quả hơn. Với chính sách công nghiệp đang theo đuổi, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nhận nhiều ưu đãi về tín dụng và chiếm tỉ trọng chi phối trong các dự án đầu tư công lớn. Trong khi đó, khu vực tư nhân dù được đánh giá hiệu quả hơn so với khu vực nhà nước trong tạo việc làm và xuất khẩu lại đang bị “lấn át”. Điều này sẽ không thể mang lại cho các ngành công nghiệp VN tính cạnh tranh quốc tế.

4. Để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại, một trong những cân đối vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, bên cạnh chính sách tỉ giá, công cụ hành chính hay phát triển công nghiệp hỗ trợ thì vấn đề mấu chốt cần xử lý trong trung và dài hạn là chênh lệch tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chênh lệch tiết kiệm - đầu tư phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại.

5. Kiên quyết cắt giảm đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài khóa để giảm thâm hụt ngân sách và ổn định nợ công là yếu tố quan trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn. Trong khi việc tăng thu ngân sách là khó khả thi, thì giải pháp cắt giảm đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài khóa trong chi tiêu ngân sách cần phải triệt để thực hiện.

6. Xây dựng nguyên tắc, cơ chế phối hợp trong việc hoạch định, thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách nhất quán và cùng hướng tới các mục tiêu ưu tiên của đất nước, tránh hiện tượng chính sách được hình thành từ những cơ quan độc lập, theo đuổi ý đồ riêng.

7. Tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò “chủ đạo” bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay. Ủy ban Kinh tế kiến nghị tạm dừng thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước mang tính hành chính không phù hợp với quy luật phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

8. Phát triển đồng bộ và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, giảm thiểu rủi ro thông qua hệ thống giám sát an toàn thị trường tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng để ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

9. Kiểm soát hiệu quả các dòng vốn vào - ra (đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài - FII) là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm ổn định vĩ mô cũng như giảm thiểu rủi ro khủng hoảng tài chính trong trung và dài hạn. Cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính cho VN.

10. Trong trung và dài hạn, phát triển nông nghiệp, nông thôn cần được coi là chính sách ưu tiên trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể.

LÊ KIÊN lược ghi// Theo Tuổi Trẻ

  • “Báo động đỏ” về tình trạng tàn phá môi trường
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Khi nông dân bỏ xứ ra đi
  • Năm vấn đề ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước ở Việt Nam
  • Thu qua xăng dầu: Càng nhiều khoản thu, càng lo thiếu minh bạch
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Nằm trên cánh đồng vàng mà vẫn nghèo
  • “Giật mình” với số liệu thu, chi ngân sách
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Điểm yếu chí tử của Đồng bằng sông Cửu Long
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Chính sách công "bỏ rơi", nhà đầu tư lảng tránh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi