Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng

Cả nước đã có trên 1,537 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB), chiếm khoảng 1,79% dân số và khoảng 6% dân số trong độ tuổi trẻ em. Trước thực tế này, Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội chủ trương xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp TECHCĐB dựa vào cộng đồng.

Phấn đấu 100% số trẻ em bị bỏ rơi, bị mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS được chăm sóc bởi gia đình thay thế hoặc cộng đồng - Ảnh minh họa

Đây cũng là 1 trong 6 dự án nằm trong Dự thảo Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng.

Dự kiến, Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp TECHCĐB dựa vào cộng đồng sẽ dành cho những TECHCĐB và có nguy cơ rơi vào HCĐB, được thực hiện ở 948 xã thuộc 311 huyện của 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Trong đó, dự án ưu tiên cho các địa phương nghèo, địa phương có nhiều đối tượng TECHCĐB.

Mục tiêu của Dự án là 80% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, giáo dục và các dịch vụ cộng cộng; 100% số trẻ em bị bỏ rơi, bị mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS được chăm sóc bởi gia đình thay thế hoặc cộng đồng; giảm 10% trẻ em lang thang so với đầu kỳ; giảm 30% trẻ em lao động trong điều kiện tồi tệ; hàng năm giảm 10% trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; giảm tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật xuống dưới 7/10.000 tại vùng dự án.

Với kinh phí dự tính khoảng hơn 500 tỷ đồng, Dự án bao gồm 4 mô hình hoạt động. Thứ nhất là mô hình xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng (bao gồm cả nhóm trẻ em có nguy cơ cao). Thứ hai là mô hình xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp trẻ em lang thang, lao động trẻ em (bao gồm cả nhóm trẻ em làm việc xa gia đình và nhóm có nguy cơ  phải lang thang và lao động) dựa vào cộng đồng. Thứ ba là xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục bao gồm cả trẻ em bị buôn bán, bắt cóc vì mục đích thương mại, tình dục, trẻ em nghiện ma túy dựa vào cộng đồng (bao gồm cả nhóm trẻ em có nguy cơ cao). Mô hình thứ 4 là xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng.

Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh không bình thường (về cá nhân và môi trường chăm sóc) bao gồm: Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ lang thang; trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em làm việc xa gia đình; trẻ em bị ảnh hưởng chất độc hoá học; trẻ em bị nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, TECHCĐB đang có xu hướng gia tăng. Tính đến cuối năm 2009, cả nước có trên 1,537 triệu TECHCĐB, chiếm khoảng 1,79% dân số và khoảng 6% dân số trong độ tuổi trẻ em. Tỷ lệ này cao hơn so với năm 2001. Nếu tính cả 4 nhóm đối tượng TECHCĐB khác, tổng số TECHCĐB là 4.288.265 em, chiếm khoảng 18,2% tổng số trẻ em.

Đa phần cuộc sống của TECHCĐB còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần, các em đang rất thiếu cơ hội phát triển bình đẳng như những trẻ em bình thường khác. Hầu hết các nhóm trẻ em này chưa được tiếp cận đầy đủ với 8 nhóm dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em (bao gồm: chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, vui chơi giải trí, bảo trợ xã hội).

Theo tính toán của Bộ, Dự án được thực hiện thành công sẽ góp phần giảm thiểu sự bất bình đẳng về mức sống về cơ hội phát triển giữa nhóm TECHCĐB với các nhóm trẻ em khác; góp phần giải quyết một cách cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng trẻ em; giảm thiểu tình trạng trẻ em mại dâm, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật; góp phần ổn định trật tự xã hội, đem lại hạnh phúc cho hàng triệu hộ gia đình.

(Theo Thanh Mai // Tin Chính phủ)

  • Cần "rộng cửa" cho DN tiếp cận thông tin
  • Ngoại giao góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu
  • Tạo động lực mới phát triển đất "chín rồng"
  • Hội Kiến trúc sư: “Đồ án quy hoạch Thủ đô chưa đạt yêu cầu”
  • Làm thế nào để phát triển bền vững?
  • Vận hội với miền Trung
  • Hiệu quả từ việc cho vay vốn
  • Khai thác các tiềm lực phát triển bền vững Thủ đô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi