Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vận hội với miền Trung

Thủy điện A Vương là nhà máy thuỷ điện lớn đầu tiên ở tỉnh Quảng Nam có công suất 210 MW
Hàng chục dự án thủy điện lớn, vừa và nhỏ đang được triển khai tại miền Trung đã tạo nên nguồn điện rất lớn, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước và trực tiếp mang lại cơ hội phát triển cho khu vực này.
 
Dải đất miền Trung trải dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên, với địa hình đồi núi lấn sát biển kết hợp với những nhánh sông đổ về hạ lưu không chỉ tạo cho vùng đất này những cơ hội phát triển du lịch, mà còn mang lại những tiềm năng rất lớn về khai thác thủy điện. Chính tiềm năng này đã thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng của các nhà đầu tư trong lĩnh vực thủy điện đổ về, qua đó trực tiếp tạo động lực phát triển cho khu vực vốn được đánh giá là khó lựa chọn hướng phát triển bền vững và hiệu quả.

Tiêu điểm là Quảng Nam, địa phương được xem là có nhiều dự án thủy điện nhỏ và vừa được triển khai hàng loạt. Trước năm 1997, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, một số huyện, thị đã đầu tư xây dựng 13 công trình thủy điện nhỏ và vừa, với tổng công suất trên 11 MW. Trong đó, lớn nhất là Thủy điện Phú Ninh (2 MW) và Thủy điện An Điềm (5,4 MW). Đến nay, phần lớn các thủy điện nói trên đang được khai thác sử dụng, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện đang diễn ra gay gắt trong phạm vi cả nước.

Theo ông Trần Văn Tri, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam, tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh đã có 53 dự án thủy điện mới được phê duyệt quy hoạch, với tổng công suất hơn 1.551 MW, dự kiến tổng vốn đầu tư 31.000 tỷ đồng. Trong đó, 10 dự án thủy điện lớn là thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, tổng công suất 1.094 MW đã được Bộ Công thương quyết định phê duyệt, như A Vương (210 W), Sông Boung 2 (100 MW), Sông Boung 4 (220 MW), Sông Giằng (60 MW), Đak Mi 1 (255 MW), Đak Mi 4 (210 MW), Sông Côn 2 (60 MW), Sông Tranh 2 (135 MW)… Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch 43 dự án thủy điện nhỏ và vừa, với công suất 457 MW. Ngoài ra, UBND tỉnh còn cho phép nghiên cứu, khảo sát, lập báo cáo để bổ sung quy hoạch thêm 14 dự án khác thuộc dạng tiềm năng…

Theo Sở Công nghiệp Quảng Nam, trong 10 dự án thủy điện lớn, có 1 dự án đã phát điện (A Vương), 3 dự án đang trong quá trình thi công (Sông Tranh 2, Đắc Mi 4, Sông Côn 2), 3 dự án đã thông qua báo cáo đầu tư, 2 dự án đang lập dự án đầu tư và một đang cho phép nghiên cứu đầu tư. Ngoài ra, trong 43 dự án nhỏ, có 2 dự án đã hoàn thành (Khe Diên - 9 MW và Đại Đồng - 0,6 MW), 4 dự án đã khởi công xây dựng, 12 dự án đang thẩm định thiết kế và dự kiến khởi công năm nay, 20 dự án trong giai đoạn lập dự án đầu tư.

Trong khi đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng có một số dự án thủy điện lớn đang triển khai, như Thủy điện A Lưới (170 MW), Thủy điện Bình Điền (44 MW), Thủy điện Hương Điền (81 MW), Tả Trạch (19 MW)… và hơn 10 dự án thủy điện nhỏ đã được UBND tỉnh quy hoạch. Điểm chung của các dự án thủy điện tại Thừa Thiên - Huế là nằm trong quy hoạch đầu tư hồ chứa nước để phục vụ nông nghiệp, như Hồ Tả Trạch, do Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 tổng thầu xây dựng, với tổng vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, hay hồ Bình Điện được đầu tư với tổng vốn hơn 870 tỷ đồng… Đây chính là những lợi ích thiết thực nhất trong chủ trương phát triển các dự án thủy điện của tỉnh.

Đối với một số dự án thủy điện nằm trên địa phận của 2 tỉnh khác nhau, ngoài những lợi ích kinh tế mang lại cho các địa phương như bao dự án thủy điện khác, các dự án này chính là cầu nối cho sự liên kết cùng phát triển giữa các địa phương. Chẳng hạn, Dự án Thủy điện Krông H’năng có công suất 64 MW, điện lượng bình quân  247,7 triệu kWh, tổng vốn đầu tư 1.569,2 tỷ đồng nằm trên địa phận 2 tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk. Chính quyền địa phương hai tỉnh này đều có chung lập trường là tạo điều kiện tốt nhất để chủ đầu tư triển khai dự án, trên cơ sở đó, Dự án sẽ góp phần đáng kể trong việc giúp tỉnh Đắk Lắk cải thiện hạ tầng giao thông vùng dự án và mang lại tiềm năng khai thác du lịch trong tương lai gần. Trong khi đó, hồ chứa nước của Dự án sẽ hỗ trợ đắc lực cho vùng đồng bằng tỉnh Phú Yên phát triển nông nghiệp…

Có thể nói, các dự án thủy điện tại miền Trung tuy quy mô chưa lớn so với các dự án thủy điện khu vực phía Bắc, nhưng tiềm năng khai thác rất lớn, đã tạo nên những cơ hội mới cho các tỉnh miền Trung thu hút đầu tư, tăng nguồn thu ngân sách, cải thiện cuộc sống của người dân các khu vực miền núi khó khăn… Và xa hơn, tổng hợp các dự án này lại, có thể cho rằng, miền Trung sẽ là vùng đất cung cấp năng lượng khá lớn cho sự phát triển chung của cả nước trong tương lai.

(Theo Hoàng Thủy // Báo đầu tư)

  • Hiệu quả từ việc cho vay vốn
  • Khai thác các tiềm lực phát triển bền vững Thủ đô
  • Đáp án ‘bài toán’ tái định cư
  • Không có chuyện bán Dự án Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám
  • Đề án rau an toàn tại Hà Nội: Vẫn ở... vạch xuất phát
  • Việt Nam đứng trước áp lực cải cách mạnh mẽ
  • Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở doanh nghiệp
  • Nhiều thách thức hội nhập logistics trong ASEAN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi