Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngoại giao góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu

Chú thích ảnh: Lãnh đạo Bộ Ngoại giao vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng. Ảnh: Thanh Hải
“65 năm qua, từ chỗ bị bao vây cô lập, quan hệ đối ngoại của Việt Nam được mở rộng chưa từng có, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng và thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư”.
 
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tại Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 28/8 tại Hà Nội.

Hiện Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 179 nước, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam có quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị lớn trên thế giới với nhiều “đối tác chiến lược”. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại giao văn hóa đã góp phần đưa tên tuổi Việt Nam đến với bàn bè quốc tế. Công tác ngoại giao cũng được ghi nhận khi giải quyết tốt những vấn đề biên giới, lãnh thổ, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Phó Thủ  tướng đặc biệt nhấn mạnh những kết quả đạt được trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế trong nỗ  lực cùng các Bộ, ngành, địa phương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam đã hội nhập thành công về kinh tế thông qua việc gia nhập AFTA, APEC, WTO, bước đầu tham gia xây dựng thể chế, luật lệ, bảo đảm lợi ích của Việt Nam; ký kết trên 40 hiệp định thương mại song phương. Việt Nam cũng đã có quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế, tranh thủ được đáng kể số vốn của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển châu Á.

Thành quả  của hội nhập kể trên đã góp phần mở rộng thị trường và đối tác kinh tế - thương mại – đầu tư. Kể từ năm 1991 đến nay, kim ngạch thương mại tăng hơn 20 lần, từ trên 5 tỷ USD lên hơn 100 tỷ USD năm 2009. Từ chỗ không có hàng xuất khẩu chủ lực tạo giá trị lớn, đến nay đã có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm như: thủy sản, dệt may, giày dép, dầu thô, điện tử, linh kiện máy tính, cao su, sản phẩm gỗ…

Khẳng định những thành tựu của ngành Ngoại giao, Tổng Bí thư  Nông Đức Mạnh lưu ý, trong những năm tới ngành ngoại giao cần tiếp tục nỗ lực mở rộng quan hệ  đối tác với các nước trên thế giới trên tinh thần  đôi bên cùng có lợi, thu hút, mở rộng thêm nhiều thị trường xuất khẩu cũng như đầu tư vào Việt Nam. Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

(Theo Phan Long // Báo đầu tư)

  • Tạo động lực mới phát triển đất "chín rồng"
  • Hội Kiến trúc sư: “Đồ án quy hoạch Thủ đô chưa đạt yêu cầu”
  • Làm thế nào để phát triển bền vững?
  • Vận hội với miền Trung
  • Hiệu quả từ việc cho vay vốn
  • Khai thác các tiềm lực phát triển bền vững Thủ đô
  • Đáp án ‘bài toán’ tái định cư
  • Không có chuyện bán Dự án Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi