Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ADB giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam

Báo cáo Giám sát Kinh tế châu Á (AEM) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 23/7 dự báo GDP của Việt Nam năm 2009 tăng 4,5%, nhưng sẽ phục hồi mạnh vào năm 2010 với 6,5%.

Đây cũng là mức dự báo mà các chuyên gia ADB đã đưa ra trong báo cáo công bố vào tháng 3/2009.

ADB khuyến nghị tiếp tục kích thích tiêu dùng nội địa - Ảnh: TTXVN

Theo ADB, kinh tế khu vực Đông Á, bao gồm 10 nước ASEAN cùng Trung Quốc, Hàn Quốc, đang trong thời kỳ quá độ từ suy thoái sang hồi phục. Báo cáo cho rằng Việt Nam ít chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng toàn cầu hơn so với những nền kinh tế lớn trong khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines (ASEAN 4).

Việt Nam cũng được đánh giá hồi phục kinh tế nhanh hơn nhóm ASEAN 4 khi GDP từ 3,1 phần trăm trong quý I tăng lên 4,4 phần trăm trong quý II. Báo cáo nhận định sự phục hồi kinh tế dễ nhận thấy nhất từ ASEAN 4 và Việt Nam là sự tăng trưởng mạnh của sản lượng công nghiệp.

Tuy nhiên, do những lo ngại về khả năng phục hồi thực sự và sự tăng trưởng bền vững, ADB cũng giữ nguyên mức dự báo về tăng trưởng GDP của các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á: 3 phần trăm năm 2009 và 6 phần trăm vào năm 2010.

Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Jong Wha Lee nhận định triển vọng kinh tế Đông Á năm 2009 vẫn có những dấu hiệu đáng ngại, nhưng có thể sẽ hồi phục theo hình chữ V chủ yếu nhờ vào kích cầu trong nước, trong khi sức cầu từ bên ngoài chưa tăng mạnh trở lại.

Thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản chiếm tới 60 phần trăm hàng hóa xuất khẩu từ Đông Á. ADB khuyến cáo trong khi những thị trường trên chưa hồi phục, các nền kinh tế Đông Á cần tiếp tục tập trung vào việc kích thích sức cầu nội địa cho tới khi có dấu hiệu rõ ràng về sự tăng trưởng bền vững.

Theo báo cáo AEM, lạm phát sẽ tiếp tục giảm và các chính phủ ở Đông Á cần tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm gia tăng sức cầu nội địa đi cùng với việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.

Một số chính phủ ở Đông Á đang tạm ngừng chính sách kích cầu nội địa vì lo ngại lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, ADB khuyến cáo nếu thay đổi chính sách vào lúc này có thể sẽ gây cản trở cho quá trình hồi phục và tăng trưởng bền

(Theo Trí Đường // Tienphong Online)

  • Tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
  • Kinh tế Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để phục hồi
  • Sản xuất công nghiệp tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2009
  • Kích cầu cần cả hai phía
  • Kinh tế 6 tháng: Phía sau con số tăng trưởng GDP
  • Kinh tế năm 2009: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Hiệu quả gói kích cầu còn khiêm tốn
  • Nhiều doanh nghiệp Nhà nước “sống” bằng vốn vay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi