Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ẩn số lạm phát

Cuối tuần qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9-2012 đã được hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM công bố, với mức tăng vọt so với tháng 8: Hà Nội là 2,47% so với tháng 8, và cao hơn nhiều so với mức tăng 0,57% của tháng trước.

Trong khi đó, ở TPHCM tăng 1,21%, cũng cao hơn nhiều so với mức tăng 0,66% trong tháng 8. Với mức tăng trên của hai đầu tàu kinh tế đất nước, chuyên gia dự báo CPI tháng 9-2012 của cả nước ước tăng khoảng 1,6% so với tháng 8, và tăng 5,85% so với cùng kỳ năm 2011.

Mức tăng CPI tháng 9 nhảy vọt, sau nhiều tháng giảm không nằm ngoài dự báo, khi thủ phạm chính là các đợt tăng liên tiếp giá xăng, gas; cộng với mức tăng giá dịch vụ giáo dục do mùa khai giảng và giá dịch vụ dịp nghỉ lễ 2-9....

Với đà tăng trên, nhiều chuyên gia trong nước dự báo, CPI các tháng cuối năm 2012 tăng khoảng 1 - 1,2%; và lạm phát cả năm sẽ vào khoảng 7 - 8%.

Chỉ e, mức tăng chưa dừng ở đó khi thị trường từ nay tới cuối năm còn ẩn số.

Tháng 10, người dân lại đang đối mặt hàng loạt mặt hàng thiết yếu sẽ tăng giá: Các Cty gas dự kiến tăng thêm từ 20.000-30.000 đồng/bình 12kg, sau khi đã tăng mạnh vào tháng 8; nhiều hãng sữa (Cô gái Hà Lan) vừa thông báo sẽ tăng từ 3,8-5%, Ovaltine tăng từ vài ngàn tới vài chục ngàn mỗi hộp; Hệ thống siêu thị sau khi giảm giá, khuyến mãi ồ ạt vào tháng 9 cũng đang rục rịch đưa ra mức giá mới.

Đầu tháng 10, cũng là thời điểm ngành điện có quyền được xem xét lại giá điện (sau 3 tháng đã điều chỉnh) và giá xăng cũng là ẩn số, khi xăng thành phẩm trên thị trường thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt...

Chưa kể, để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 5% GDP, từ nay tới cuối năm, Chính phủ tiếp tục giải ngân mỗi tháng vài chục ngàn tỷ đồng, các ngân hàng sẽ phải phấn đấu để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, bù cho những tháng âm hồi đầu năm...

Điều đó, thể hiện cung tiền tiếp tục được bơm ra nhiều cho những tháng cuối năm, cũng là yếu tố tác động lên lạm phát.

(Theo Vneconomy)

  • Liên doanh sẽ được thế chấp “trực tiếp” tại ngân hàng ngoại?
  • Bí thư Đà Nẵng nói về chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”
  • Việt Nam tụt hạng về chỉ số trí tuệ
  • 'Tham nhũng ở Việt Nam vừa tinh vi vừa trắng trợn'
  • Có quản nổi lương ở tập đoàn nhà nước?
  • Mỗi người Việt Nam hiện đang gánh số nợ công gần 760 USD
  • Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót
  • Mỗi người Việt Nam 'gánh' bao nhiêu nợ công?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi