Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo Mỹ viết về Việt Nam: Rồng nhỏ, bước đi lớn

Ảnh minh họa
Tạp chí "Real Clear World" của Mỹ ngày 10/7 đăng bài viết của tác giả Jean-Pierre Lehmann cho rằng Việt Nam, được gọi là con Rồng nhỏ, đã nổi lên trở thành một nước chiến thắng trong quá trình toàn cầu hóa.

Đây là một thành công được thừa nhận với việc được chọn là nước đăng cai Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á trong năm nay.

Về kinh tế, tác giả Lehmann cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế đang nổi lên nhanh chóng. Kể từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm đứng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và là nước thành công nhất trong công tác giảm đói nghèo. Hiện Việt Nam đã trở thành một nhà xuất khẩu lớn, đứng thứ 40 trên thế giới.

Một trong những minh chứng về sự thành công của Việt Nam, theo bài báo, là sự tham gia tích cực của Việt kiều vào công cuộc phát triển đất nước. Nhiều kiều bào đã về nước, đóng góp vốn, kiến thức, công nghệ cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Tác giả Lehmann đánh giá tốc độ thay đổi ở Việt Nam thật đáng kinh ngạc. Trong một thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế mở cửa và năng động.

Trong việc theo đuổi các chính sách cải cách, tự do hóa và hội nhập hơn nữa với nền kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Người Việt Nam có một cảm giác mới về thành công ở hiện tại, niềm tự hào trong quá khứ và sự tự tin ở tương lai.

Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả, cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, Chính phủ Việt Nam phải đối mặt với các rủi ro như cơ sở hạ tầng chưa thực sự tốt, kỹ năng quản lý hạn chế, vấn nạn tham nhũng, các thể chế yếu, sự bất bình đẳng... có thể phần nào ảnh hưởng tới những triển vọng cho tương lai.

Nhưng rủi ro lớn nhất với Việt Nam - mà thực chất là cho khu vực và thế giới - là việc phi toàn cầu hóa và sự quay trở lại của chủ nghĩa bảo hộ và bài ngoại, giống như những năm 30 của thế kỷ trước.

Một ưu tiên về chính sách công trên toàn cầu là củng cố Tổ chức Thương mại thế giới và kết thúc vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu, coi đó là cách tốt nhất để ngăn chặn sự phi toàn cầu hóa, cho phép Việt Nam cùng với các nước khác tiếp tục con đường đi tới hòa bình và thịnh vượng./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Kinh tế Việt Nam vượt qua thời kỳ khó khăn nhất
  • Điện thiếu là tại… thiếu tiền!
  • Phú Quốc chờ cất cánh: ì ạch dự án hạ tầng - nhiều dự án... xí chỗ
  • Tăng trưởng theo chiều sâu: Từ cơ hội đến hành động
  • Kinh tế Việt Nam: Tình trạng "sức khỏe" đã phục hồi
  • Doanh nghiệp FDI khó phục hồi vì thiếu lao động và điện
  • Hàng “Made in Vietnam”: Nhìn nhận khác, hành động cũng khác
  • Phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quy hoạch chưa 'ngon'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi