Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biến đổi khí hậu đe dọa tài nguyên nước Việt Nam

Trong tương lai không xa, biến đổi khí hậu sẽ làm suy thoái tài nguyên nước trên các lưu vực sông,  ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng chục triệu người dân và mọi hoạt động sản xuất.

Ảnh minh họa

Báo động chất lượng nước

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước trung bình trên thế giới, mức bình quân đầu người khoảng 11.000 m3/năm. Tình trạng khai thác nước thiếu quy hoạch, lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước đang là những vấn đề nổi cộm trong quản lý tài nguyên nước.

Thêm vào đó, theo Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động rất lớn tới tài nguyên nước nói chung và chất lượng nước nói riêng của Việt Nam.

Còn trong ngắn hạn, Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước và Môi trường cũng vừa đưa ra cảnh báo tình hình hạn hán gay gắt, nước từ thượng nguồn về ít khiến tình trạng xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn tăng mạnh, hàng triệu người có nguy cơ thiếu nước...

Trên hệ thống sông Nhà Bè - Đồng Nai, độ mặn 4 phần nghìn (trên mức cho phép sản xuất nông nghiệp là 3 phần nghìn) đã vượt qua khu vực Cát Lái. Số liệu khảo sát ngày 27/2 cho thấy, độ mặn 4 phần nghìn đã vào đến rạch Bà Cua, cầu Ông Nhiêu.

ĐBSCL cũng là nơi có quá nửa số tỉnh sống trong vùng ngập mặn, thường xuyên bị đe dọa hạn, mặn, hiện có trên 400.000 giếng nước các loại để phục vụ dân sinh được người dân sử dụng, khai thác tràn lan dẫn đến nguy cơ ô nhiễm và nhiễm mặn rất cao.

Bên cạnh nguy cơ nhiễm mặn, theo kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2009 của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên – Môi trường) mực nước bình quân  năm 2009 của tầng chứa nước 6 tháng cuối năm 2009 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2008 trung bình nhiều năm.

Ngoài ra, hệ thống nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm. Ước tính có khoảng 200 nghìn người đang tiếp xúc và sử dụng trực tiếp nguồn nước bị ô nhiễm Arsenic.

Bảo vệ rừng - chiến lược lâu dài để giữ nước

Theo Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy, Cục sẽ gấp rút thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước từ nay đến năm 2020, trong đó có việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Một số mục tiêu cụ thể để bảo vệ tài nguyên nước sẽ được tích cực triển khai để đạt được như: Khôi phục các sông, hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai – Sài Gòn, sông Hương.

Chiến lược cũng đặt mục tiêu đảm bảo dòng chảy tối thiểu để duy trì hệ sinh thái thủy sinh, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn.

Vấn đề kiểm soát nguồn nước cũng được đặt lên hàng đầu, chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước.

Đặc biệt, bảo vệ rừng được xem là chiến lược lâu dài để giữ nước. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai nhận định, ngoài việc tăng độ che phủ thì việc trồng các loại cây phù hợp có khả năng giữ nước là rất cần thiết để chống suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước.

Phó Chủ tịch UBND Sơn La, một tỉnh có nhiều rừng, Cầm Văn Chính cũng cho rằng một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước trên các sông, suối cạn kiệt theo từng năm là do những cánh rừng đầu nguồn bị chặt phá trái phép và người dân đốt nương làm rẫy. “Rừng suy kiệt sẽ dẫn đến việc mất nguồn nước trong mùa khô”, ông Chính nói.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

  • Mạnh tay điều hành, tránh đẩy giá
  • An cư cho người thu nhập trung bình: Đã có lời giải
  • Phát triển thị trường trong nước để kích thích tiêu dùng nội địa
  • "Tranh chấp” mặn - ngọt ở Bạc Liêu - Chưa có hồi kết
  • Mở đường đại phú
  • Thu mua lúa gạo tạm trữ: Trăm dâu đổ đầu... nông dân
  • Kinh tế hồi phục: Hết lo chưa?
  • Giá thành hạt lúa không dừng ở... nước, phân, cần, giống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi