Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người Việt

Việc sử dụng tốt và biến ngoại ngữ thành một thế mạnh của người Việt Nam trở thành nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu trong 10 năm tới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ GDĐT - Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 14/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) để nghe tình hình thực hiện Đề án ''Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020''.

4 đột phá để thay đổi về chất

Đề án được phê duyệt tại Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực cần ưu tiên.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh nhiệm vụ và mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt. Với năng lực và trí tuệ của người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, việc sử dụng tốt và biến ngoại ngữ thành một thế mạnh của người Việt Nam trở thành nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu trong 10 năm tới.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ GDĐT cần sớm xây dựng trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giảng dạy tiếng Anh, ngân hàng câu hỏi và đề thi tiếng Anh ở các thành phố lớn, tiến tới mở rộng các trung tâm này trên cả nước.

Phó Thủ tướng giao Bộ GDĐT cần khai thác tính xã hội thông qua những cuộc thi tiếng Anh đa dạng và rộng rãi trong các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp, tạo ra những phong trào dạy và học ngoại ngữ thực sự sôi nổi và thiết thực.

Để thay đổi về chất trong công tác dạy và học ngoại ngữ trong 10 năm tới, Phó Thủ tướng giao Bộ GDĐT thực hiện dứt điểm 4 đột phá: Đột phá quyết tâm chính trị và nhận thức trong cách dạy tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Đột phá việc xác định chuẩn giáo viên tiếng Anh. Đột phá về chương trình giảng dạy (áp dụng CNTT và giáo trình hiện đại). Đột phá thu hút về đầu tư và tài trợ quốc tế cho công tác dạy ngoại ngữ.

Học sinh tiểu học trên cả nước học ngoại ngữ bắt buộc ngay từ lớp 3 - Ảnh minh họa

Theo Đề án dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam đến năm 2020 có một số điểm quan trọng sau: Học sinh tiểu học trên cả nước sẽ học ngoại ngữ bắt buộc ngay từ lớp 3.

Từ năm học 2010 – 2011 triển khai dạy và học ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015-2016; 100% vào năm 2018-2019. 

Phấn đấu có 5% số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước có trình độ ngoại ngữ C trở lên vào năm 2015 và đạt 30% vào năm 2020.

Đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 60.000 giáo viên dạy tiếng Anh đạt chuẩn chất lượng.

Đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ độc lập, tự tin trong giao tiếp, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ phải trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Kinh tế VN và những dấu hiệu khả quan nửa đầu năm 2010
  • Quy mô vốn nào cho hợp lý ?
  • Cải cách hành chính: Nhiều tồn tại trong thực hiện Đề án 30
  • Tập đoàn lương thực: Mới chỉ là ý tưởng
  • Việt Nam nên đầu tư cho vi mạch
  • Vay hiệu quả và trả nợ an toàn
  • Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Vẫn ì ạch
  • Phát triển doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (Kỳ 1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi