Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: CPI tháng 3 có thể tăng 0,5%

picture
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh.

Sáng 19/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh về nhiều chính sách tài chính quan trọng và những tác động trên thực tế.

Trong 4 nhóm vấn đề được các đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi với ông Ninh, nhiều ý kiến đề nghị Bộ Tài Chính cho biết công tác điều hành giá cả thời gian qua và việc cho phép tăng giá một loạt nguyên liệu đầu vào cơ bản, đặc biệt là xăng, than và điện.

CPI tháng 3 có thể tăng 0,5%

Theo Bộ trưởng Ninh, chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm nay tăng cao không có gì bất thường so với các năm trước, trừ các năm 2008, 2009 là những năm có biến động kinh tế lớn.

Nguyên nhân chủ yếu do đây là thời điểm có Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, nhu cầu và sức mua tăng; ngoài ra còn do tác động của một số yếu tố như giá thế giới tăng nhẹ, tỷ giá USD/VND tăng…

Cũng theo ông Ninh, chỉ số giá tháng 3/2010 chưa được công bố chính thức nhưng CPI của Hà Nội tháng này có thể tăng khoảng 0,3 - 0,4%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng của Tp.HCM có thể thấp hơn. Trên cơ sở này, Bộ trưởng Ninh dự báo CPI cả nước tháng 3/2010 có thể tăng khoảng 0,5%.

Người đứng đầu Bộ Tài chính cũng tin tưởng có khả năng điều tiết được giá cả và có đủ điều kiện khống chế mức lạm phát năm 2010 như Chính phủ trình và Quốc hội đã thông qua.

Tăng có phần do điều chỉnh giá xăng, than, điện

Tuy nhiên, phần trả lời của Bộ trưởng Ninh chưa thuyết phục được các đại biểu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng việc chỉ số giá tháng 3 năm nay tăng trong khi các năm khác (trong giai đoạn kinh tế phát triển ổn định) giảm là một bất thường. Ông đặt câu hỏi, liệu lạm phát năm nay có lặp lại kịch bản như năm 2008, CPI cả năm tăng đến gần 20% hay không?

Giải trình nội dung này, Bộ trường Ninh cho rằng CPI tháng 3 tăng nhích hơn cùng kỳ các năm có phần nguyên nhân cho phép điều chỉnh giá một số nguyên liệu quan trọng như xăng, than, điện.

Nhưng theo Bộ trưởng, tình hình giá cả vẫn trong tầm kiểm soát, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, các mặt hàng chiếm quyền số cao trong rổ hàng hóa tính CPI, đã giảm giá trong những tuần gần đây.

Cũng theo Bộ trưởng Ninh, việc điều chỉnh giá bán than chỉ áp dụng đối với giá bán cho ngành điện, và mới bằng khoảng 79 - 86% giá thành, bằng khoảng 60% giá thị trường. Hơn nữa, việc điều chỉnh giá bán than, điện tác động đến chỉ số tiêu dùng không lớn (khoảng 0,16%), đặc biệt không ảnh hưởng đến hộ nghèo, vùng xa, khu vực khó khăn.

Giải trình việc chính sách giá đối với mặt hàng xăng, dầu, Bộ trưởng cho rằng cơ chế kiểm soát hiện nay không tạo độc quyền đối với doanh nghiệp xăng dầu đầu mối như Petrolimex, dù doanh nghiệp này chiếm 70% thị phần cung cấp xăng dầu.

"Chúng tôi đã kiểm tra và kết luận doanh nghiệp làm đúng quy định. Việc điều chỉnh giá xăng và định mức lợi nhuận 300 đồng/lít nằm trong quy định pháp luật cho phép. Lãi mặt hàng dầu cao hơn thì doanh nghiệp đã giảm ngay", ông Ninh nói.

Cụ thể, giá xăng tăng 3,6% vào ngày 21/2 chỉ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,024%, trong khi việc giảm giá dầu 2,01% vào ngày 3/3 làm giảm chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,053%.

Cũng theo Bộ trưởng Ninh, hiện cơ quan này đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải báo cáo cụ thể với cơ quan nhà nước mỗi lần điều chỉnh giá bán để có biện pháp kiểm soát. Thời gian điều chỉnh có thể sẽ phải kéo dài đến 20 ngày chứ không phải chỉ 10 ngày (theo quy định tại Nghị định 84 hiện nay).

Tỷ lệ hao hụt xăng dầu đã hợp lý?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Phúc đề nghị giải thích thêm, cho đến nay định mức thất thoát đối với quá trình kinh doanh xăng dầu vẫn áp dụng quy định từ năm 1986, trong khi  trình độ khoa học công nghệ đã thay đổi nhanh chóng. Ông Phúc đặt câu hỏi, thực tế hiện nay Petrolimex còn tính định mức đó không? Định mức này có tính vào giá cơ sở? Và Chính phủ có bù lỗ cho cả phần này?

Được đề nghị trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định công nghệ áp dụng tại Petrolimex hiện nay thuộc diện tiên tiến trên thế giới, nên định mức tiêu hao, thất thoát chắc chắn có giảm.

Tuy nhiên, với nhưng vấn đề đại biểu Phúc nêu, Bộ trưởng Hoàng xin được kiểm tra lại trước khi trả lời chính thức.

Kệt luận phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhóm vấn đề chính sách điều hành giá cả, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu ý, giá cả thị trường hiện còn có nhiều nhân tố ảo nên Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ.

Theo ông Kiên, giá cả có tính tác động liên hoàn, giá than tăng thì giá điện tăng, rồi đến giá tiêu dùng và hàng hóa khác. Việc điều chỉnh giá vật tư cơ bản như vừa qua có thể là theo lộ trình, nhưng lộ trình đó đặt ra khi không có khủng hoảng, nên thời gian tới cần cân nhắc mức độ điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với diễn biến chỉ số giá trong 2 tháng đầu năm, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên cho rằng CPI tăng là trên cơ sở mặt bằng giá mới nên đã tác động đến người dân, không được chủ quan về mức tăng của CPI quý 1.

Liên quan đến định mức hao hụt trong kinh doanh xăng dầu, ông Kiên đề nghị nghiên cứu rà soát thực tế để đưa ra định mức phù hợp, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.

(Theo Vneconomy)

  • Đưa kinh tế nước ta vươn lên tầm vóc mới
  • Lạm phát cuối năm 2010 có thể là 2 con số
  • Bia đá Văn Miếu: Mối lo từ đây
  • Việt Nam vẫn là nước thu nhập thấp
  • Kiểm toán Nhà nước: Xử lý tài chính hơn 14 nghìn tỷ đồng
  • Cải cách thủ tục hành chính: Không chỉ tiết kiệm 6.000 tỷ đồng
  • Điều chỉnh giá thận trọng không gây tác động lớn đến đời sống nhân dân
  • “Điểm nghẽn” trong quản lý giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi