Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách thủ tục hành chính: Không chỉ tiết kiệm 6.000 tỷ đồng

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cả người dân và doanh nghiệp đều được lợi. - tinkinhte.com
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cả người dân và doanh nghiệp đều được lợi.

Kết quả rà soát 256 thủ tục hành chính ưu tiên cho thấy, nếu triển khai thực sự có chất lượng, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính có thể tiết kiệm được cho người dân và doanh nghiệp số tiền tới hơn 6.000 tỷ đồng mỗi năm.

Đây là thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban các bộ, ngành về rà soát thủ tục hành chính theo Đề án 30 tổ chức chiều ngày 1/3 tại Hà Nội.

Như vậy, lợi ích tiềm năng của việc đơn giản hóa 5.400 thủ tục hành chính còn lại là rất lớn, lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Nhiệm vụ quan trọng của Đề án 30 trong năm 2010 là việc rà soát 5.400 thủ tục hành chính còn lại nhằm phát hiện những thủ tục không cần thiết, hợp lý và không hợp pháp để trình Chính phủ xem xét loại bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính này.

Tại cuộc giao ban Bộ Tài chính, đơn vị có khối lượng thủ tục hành chính được giao rà soát nhiều nhất (86 thủ tục hành chính ưu tiên, chiếm 50,4%) cho biết đã rà soát 145 thủ tục, loại bỏ 32 thủ tục.

Các thủ tục hành chính này có phạm vi ảnh hưởng trực tiếp tới trên 300.000 doanh nghiệp, nhất là hai lĩnh vực thuế và hải quan. Việc này đã giúp cắt giảm được 2.100 tỷ đồng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính liên quan đến ngành tài chính mỗi năm đối với người dân và doanh nghiệp. Đến cuối năm 2010, Bộ Tài chính phấn đấu rà soát được 840 thủ tục hành chính của ngành quản lý.

Bộ Tài nguyên và  Môi trường cũng cho biết, Bộ được giao rà soát 212 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ và  giai đoạn này đã rà soát được 28 thủ  tục ưu tiên. Đến thời điểm này, Bộ đã rà soát xong 26 thủ tục và bãi bỏ hoàn toàn 4 thủ tục, giảm trên 50% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính..

Tuy nhiên, theo nhận xét của Bộ  trưởng Nguyễn Xuân Phúc, còn nhiều bộ, ngành chưa đạt được chỉ tiêu đã giao. Nhiều kết quả còn mang tính hình thức, chủ yếu thiên về việc hoàn thiện pháp luật hoặc cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính chứ chưa mạnh dạn cắt bỏ những thủ tục đem lại lợi ích của bộ, ngành, chưa thực sự cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

Do vậy, mặc dù đạt chỉ tiêu đơn giản hóa trên 90% các thủ tục hành chính nhưng nhiều đơn vị cắt giảm chưa tới 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Nếu vậy sẽ không đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra là cắt giảm 30% quy định hiện hành về thủ tục hành chính gắn với việc cắt giảm 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính đối với những thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý bộ, ngành và địa phương.

Từ nay đến hết 30/6/2010, các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: tổ chức thực thi phương án đơn giản hóa 256 thủ tục ưu tiên, ngay sau khi được Chính phủ thông qua. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đề án 30; tiến hành tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và bảo đảm chỉ tiêu cắt giảm 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

Hoàn thiện các phương án rà soát thuộc phạm vi và báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Tổ công tác chuyên trách trong ngày 31/3/2010; cử cán bộ biệt phái tới làm việc tại Tổ công tác chuyên trách từ ngày 1/4/2010 đến hết ngày 30/6/2010.

(Theo Công Lý // Vneconomy)

  • Điều chỉnh giá thận trọng không gây tác động lớn đến đời sống nhân dân
  • “Điểm nghẽn” trong quản lý giá
  • Cải cách hành chính: Ba vấn đề cần giải quyết
  • Coi trọng tính minh bạch để nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Kinh tế VN 2010 : Triển vọng lạc quan
  • Lượng hoá lợi ích
  • "Điện hạt nhân sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể ở VN"
  • Dân một ấp đeo hai gông: ô nhiễm và lụt lội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi