Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Càng sớm càng tốt

Những thông tin gần đây cho thấy, sản xuất công nghiệp của Việt Nam bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Hãng điện tử Sony đã đóng cửa nhà máy ở Việt Nam, nhiều nhà máy có vốn FDI nằm trong Khu công nghiệp Thăng Long cũng cắt giảm lao động hoặc tạm đóng cửa. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước gặp khó khăn không phải vì thiếu vốn mà sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.

 Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tới 40% các làng nghề thủ công trên cả nước không thể duy trì được sản xuất do không xuất khẩu được.

 Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU hiện đang gặp nhiều khó khăn khiến người tiêu dùng ở các quốc gia này cắt giảm chi tiêu dẫn đến nhiều mặt hàng tiêu dùng sản xuất tại Việt Nam không xuất sang được. Lường trước những khó khăn, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2008, Chính phủ đã trình Quốc hội 8 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước. Mới đây tại  Hội nghị tổng kết năm 2008 của Bộ Công thương, các đại biểu đều nhất trí cho rằng kích cầu tiêu dùng trong nước là biện pháp quan trọng để kích thích đầu tư và sản xuất trong nước. Kích cầu tiêu dùng rất cần thiết bởi từ ngày 1-1-2009, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết với  WTO, song quan trọng hơn, kích cầu  sẽ  giúp các doanh nghiệp trong nước duy trì được sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động. Thực tế cho thấy, lâu nay Việt Nam đã nhập khẩu nhiều hàng hóa từ nước ngoài cho nhu cầu tiêu dùng vì hàng hóa sản xuất trong nước có giá thành cao hoặc chưa sản xuất được. Bên cạnh đó là tâm lý thích sử dụng những mặt hàng xa xỉ của một bộ phận người tiêu dùng dẫn đến nhiều nhà nhập khẩu nhập ồ ạt để kiếm lời. Cũng tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2008, Quốc hội đã nhất trí tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng như ô tô có dung tích xi lanh từ 2.0-3.0, xe máy có phân khối lớn, du thuyền, máy bay... Việc thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực từ ngày 1-4-2009 sẽ góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, biện pháp đó cũng chưa đủ, cơ quan quản lý cần phải sử dụng hàng rào kỹ thuật trong khuôn khổ của WTO. Cá da trơn, cá ba sa hay các hàng may mặc của Việt Nam từng bị Hoa Kỳ sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế vào thị trường của họ. Mục đích chính là giảm bớt khó khăn cho các nhà sản xuất những mặt hàng này tại Hoa Kỳ.

 Kích cầu tiêu dùng nội địa là giải pháp đúng và đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại trong bài viết "Phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội" đăng trên các báo ra ngày 2-1-2009. Vấn đề hiện nay là cơ quan quản lý phải có biện pháp kèm theo trong đó biện pháp dựng hàng rào kỹ thuật không sai với các qui định của WTO để hạn chế nhập khẩu giúp các nhà sản xuất trong nước giảm bớt cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm. Việc dựng hàng rào kỹ thuật làm cho người tiêu dùng ít sự lựa chọn nhưng với khó khăn hiện nay, người tiêu dùng trong nước hoàn toàn thông cảm. Do vậy dựng hàng rào kỹ thuật càng sớm thì càng có lợi cho kinh tế Việt Nam khi chúng ta đã có chủ trương đúng và kịp thời.

(Theo báo Hà nội mới )

  • Tỉnh táo trước khó khăn khăn
  • Đòi hỏi tái cơ cấu cả vĩ mô và vi mô
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu: thách thức và cơ hội đối với Việt Nam
  • Sụt giảm giá trị sản xuất công nghiệp tại một số thành phố lớn
  • Mở cửa thị trường bán lẻ: cơ hội để biết mình, biết ta
  • Kích thích sự đột phá
  • Kinh tế Việt Nam 2008: Vượt qua giông bão
  • Năm 2009: Ngành Công Thương tìm nhiều giải pháp gỡ khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi