Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng tài chính toàn cầu: thách thức và cơ hội đối với Việt Nam

Khủng hoảng tài chính toàn cầu: thách thức và cơ hội đối với Việt Nam- Đó là chủ đề của Hội thảo do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 9/1 tại Hà Nội, với sự tham dự của một số Quỹ đầu tư trong và ngoài nước, các công ty chứng khoán của Việt Nam.
 
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng nằm trong tình trạng như vậy. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại, xuất khẩu giảm; nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, người lao động không có việc làm.... Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hạn chế tác động tiêu cực tới Việt Nam, đòi hỏi Nhà nước cần có quyết sách kịp thời. Trên tinh thần này, hội thảo tập trung đánh giá vào những vấn đề cụ thể như: Sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam; thách thức đặt ra và những khó khăn hiện tại đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam, thực trạng thị trường đầu tư tài chính Việt Nam hiện nay; đánh gia triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2009...

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đưa ra những kiến nghị về cơ chế, chính sách, các giải pháp nhằm đối phó với những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam hiện tại và sắp tới. Đại diện cố vấn Luật cấp cao thuộc Công ty Luật quốc tế cho rằng Việt Nam cần tập trung duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới để tránh những thất bại nặng nề đối với các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Việt Nam cũng có thể làm giảm thiểu tác động của các vấn đề bên ngoài bằng cách kích thích sự tăng trưởng trong nước, đặc biệt cần một môi trường thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân. Tất cả những điều này sẽ góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam vững mạnh, giảm sự lệ thuộc vào các thị trường nước ngoài; đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các nền kinh tế đang phát triển và Việt Nam được hưởng lợi ích cao nhất từ những gì mà đầu tư, thương mại và cấp vốn nước ngoài có thể mang lại cho Việt Nam.
 
Để thị trường tài chính Việt Nam ổn định, Giám đốc Công ty Dragon Cappital Group Ltd, Việt Nam hiện có 3 vấn đề cần giải quyết là: vay của nhà nước- có thể thay thế được vay của tư nhân hay không; lạm phát hay giảm phát và thị trường tự do hay điều tiết. Muốn giải quyết được, Việt Nam cần thực hiện 4 giải pháp là huy động vốn trong nước một cách hiệu quả; chính sách tiền tệ phải được quyết định hoàn toàn bởi ngân hàng nhà nước; chính sách lãi xuất phải ổn định, nhất quán, tránh tạo sốc cho thị trường; cần điều chỉnh theo hướng đấu giá lãi suất....
 

(Theo Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • Sụt giảm giá trị sản xuất công nghiệp tại một số thành phố lớn
  • Mở cửa thị trường bán lẻ: cơ hội để biết mình, biết ta
  • Kích thích sự đột phá
  • Kinh tế Việt Nam 2008: Vượt qua giông bão
  • Năm 2009: Ngành Công Thương tìm nhiều giải pháp gỡ khó
  • WTO-cơ hội của doanh nghiệp biết đón đầu
  • Vai trò của các “ông lớn”
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi