![]() |
Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng |
Những "cơn lốc" trái chiều
Mặc dù đã có cảnh báo từ cuối năm 2007 về chất lượng tăng trưởng thấp, chất lượng cuộc sống của người dân giảm, nhưng những tháng đầu năm 2008 khi mà "cung" tín dụng của Việt Nam tăng lên hơn 50%, lạm phát cũng "vọt" lên 25%, nhập siêu quá mức an toàn, thị trường chứng khoán giảm kỷ lục, thị trường bất động sản bị phá vỡ… khiến nhiều nhà quản lý kinh tế ngỡ ngàng.
Từ quý III-2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động, khiến nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam bị giảm do xuất khẩu hàng vào các thị trường bị thu hẹp; đồng thời, nguồn kiều hối vào Việt Nam giảm do thu nhập của cộng đồng người Việt tại các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng này cũng bị giảm sút. Mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15% so với năm 2007, nhưng thấp hơn so với kế hoạch năm 2008.
Trong đó, than sạch giảm gần 20%, dầu thô giảm 5%, thép tròn giảm 29%. Đặc biệt, ngành xây dựng hầu như không có tăng trưởng, trong khi đó các năm trước tăng trên 10%. Ngành nông nghiệp thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng do lũ lụt. Vụ Đông ở phía Bắc bị mất trắng; năng suất lúa mùa giảm 0,7 tạ/ha, dẫn đến sản lượng lúa mùa cả nước giảm 130.000 tấn so với năm 2007. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, số lượng khách quốc tế đến Việt
Tuy vậy, tình hình phát triển KT-XH năm 2008 đã có 16 chỉ tiêu đạt và vượt/25 chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Theo đó, tăng trưởng cả năm đạt 6,23%; kim ngạch xuất khẩu tăng 31,8%, tăng gần 12%; tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 399.000 tỷ đồng, tăng hơn 76.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu của Quốc hội...
Chủ động "chặn" suy giảm kinh tế
Năm 2009 được nhận định sẽ khó khăn hơn 2008 do Việt
Mục tiêu quan trọng của năm 2009 là chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng hợp lý; thực hiện chính sách an sinh xã hội; tăng đầu tư ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Để thực hiện tốt những giải pháp mà Chính phủ đề ra, trong đó cần tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, nhất là đối với các sản phẩm công nghiệp đang tồn đọng như phôi thép, thép xây dựng, xi măng, phân bón, giấy, hóa chất; hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu và sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động.
Đồng thời, phải tập trung nguồn lực để hoàn thành đúng tiến độ các công trình, dự án đang dở dang, đặc biệt là các dự án lớn, trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng, đường cao tốc, sân bay, cảng biển, đường giao thông nông thôn... Để bảo đảm an sinh xã hội, năm 2009, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư, nhằm thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững cho 61 huyện nghèo; xây dựng nhà ở cho người nghèo, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho học sinh, sinh viên; đồng thời, triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp; bổ sung dự trữ quốc gia về lương thực để chủ động cứu trợ cho người dân ở các vùng bị thiên tai.
Riêng với Hà Nội, do việc mở rộng địa giới hành chính đúng vào thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế nên đã có những tác động nhất định đến sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, Hà Nội đã tập trung cao độ trong khắc phục khó khăn để tiếp tục phát triển, vì thế năm 2008, GDP (sau khi mở rộng) vẫn tăng 10,58%; thu ngân sách đạt 68.577 tỷ đồng (vượt 13,9% kế hoạch); kim ngạch xuất khẩu đạt 6,936 tỷ USD (tăng 35,5%); có 300 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép và tăng vốn, tổng vốn đăng ký 5 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2007; vốn thực hiện 600 triệu USD, tăng 10%.
Thành phố thực hiện các biện pháp hỗ trợ nông dân khắc phục những thiệt hại do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài trong những tháng đầu năm và đợt ngập úng tháng 11-2008. Kết quả, vụ Xuân đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay, trung bình 62,3 tạ/ha. Bên cạnh đó, thành phố phối hợp với các ngành liên quan triển khai xây dựng quy hoạch Thủ đô và vùng Thủ đô. Theo đó, rà soát, điều chỉnh 38 quy hoạch ngành, lĩnh vực theo địa giới mở rộng; triển khai xây dựng các khu đô thị mới, nhà tái định cư, với 2,1 triệu mét vuông nhà xây mới. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính trong năm đã được Hà Nội triển khai với thực hiện quy chế "Một cửa", "Một cửa liên thông" tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhân dân và DN. Bên cạnh đó, thành phố đã kết hợp với các bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, trong đó có các dự án phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
(Theo báo điện tử Hà Nội mới)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com