Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh cao, nhưng người dùng chưa được hưởng lợi

Một báo cáo nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức cho trẻ em từ 0 - 12 tháng tuổi tại Việt Nam các năm 2009-2012, cho thấy, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi từ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Không có sự cạnh tranh giữa các hãng sữa, người tiêu dùng chịu thiệt. Ảnh: P.P
Người chưa được hưởng lợi thực sự từ sự cạnh tranh giữa các hãng sữa. Ảnh minh hoạ: P.P.

Thông tin trên do Tổ chức Thống nhất, Tín thác và Bảo vệ người tiêu dùng (CUTS International) công bố tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư ngày 17-10.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, không có một nhãn hàng, cũng như doanh nghiệp nào đủ mạnh để thao túng thị trường, hoặc nắm giữ lợi thế cạnh tranh áp đảo để áp đặt các điều kiện không công bằng lên người tiêu dùng (cũng như đối thủ trên thị trường).

Như vậy có thể hiểu, khó có sự giảm giá cạnh tranh thực sự vì người tiêu dùng giữa các hãng sữa.

Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư Nguyễn Đình Cung cho rằng, thị trường sữa tại Việt Nam rất phức tạp.

Người tiêu dùng thiếu thông tin trầm trọng, chủ yếu mua hàng theo quảng cáo của nhà sản xuất và thiếu căn cứ lựa chọn sản phẩm.

Với thị trường sữa bột ở Việt Nam hiện nay, việc đáng làm nhất là các cơ quan quản lý nhà nước nên tập trung vào quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thay vì tăng cường đi thanh tra, kiểm tra giá niêm yết ở chỗ này chỗ kia. Cùng với đó, cần tăng cường cung cấp thông tin hướng dẫn cho người tiêu dùng.

“Theo tôi, giờ vàng của ti vi không được sử dụng cho quảng cáo như hiện nay. Truyền hình VTV là của nhà nước nên dùng thời lượng nhiều hơn để cung cấp các thông tin hướng dẫn cho người tiêu dùng ở các lĩnh vực cũng như những thông tin hướng dẫn người tiêu dùng cách khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của mình”, ông Cung nói.

Theo bà Phạm Quế Anh, Giám đốc Văn phòng Hà Nội CUTS International, trên thị trường có 4 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn có khả năng thống lĩnh, có sức mạnh thị trường lớn hơn các công ty khác hoạt động trong ngành.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy không có sự câu kết giữa các doanh nghiệp do trong quãng thời gian từ 2009-2011 thị phần của các doanh nghiệp có sự tăng lên giảm xuống chứ không giữ nguyên.

“Về lý thuyết, một thị trường cạnh tranh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, như giá thành phù hợp với chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lợi ích do thị trường cạnh tranh chưa đến được với người tiêu dùng. Người tiêu dùng còn thiếu thông tin đó, cần phải sửa Luật Cạnh tranh do có nhiều quy định hiện không còn phù hợp.

Ngoài ra, ở các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…, cơ quan quản lý cạnh tranh có nguồn lực và thẩm quyền rất lớn, trong khi cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam còn yếu.

Bà Quế Anh cho biết: “Ngoài việc sửa Luật Cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh ở một số nước còn đưa ra hướng dẫn cạnh tranh cho từng ngành, từng thị trường cụ thể. Với thị trường sữa bột ở Việt Nam, cơ quan quản lý cạnh tranh cũng cần đưa ra những hướng dẫn cạnh tranh cụ thể hơn”- bà nói.

(Theo Tiền Phong)

  • Báo cáo “Môi trường kinh doanh 2013”: Việt Nam nỗ lực cải cách thủ tục doanh nghiệp
  • Xếp hạng 99, Việt Nam chậm cải thiện môi trường kinh doanh
  • Lo giữ giá hàng Tết
  • Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám
  • Năng lực cạnh tranh: Nhìn vào sự “thụt lùi" của Việt Nam
  • Thống nhất mô hình ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng
  • Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Cơ hội xoay chuyển tình thế?
  • Mua rẻ tài sản nhà nước: Cơ hội thâu tóm mới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi