Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu hỏi đằng sau con số thống kê

Mặc dù nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ, tạo đà cho việc hoàn thành Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, nhưng vẫn có thể có tới 10/23 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu cơ bản nhất về phát triển kinh tế.
 
Thực tế trên đang đòi hỏi cần có câu giải đáp thỏa đáng, bởi chỉ khi chỉ ra được các tồn tại và điểm yếu của nền kinh tế, thì mới có thể tìm ra giải pháp để đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, nhất là khi chỉ còn hơn nửa năm nữa, một kế hoạch 5 năm tiếp theo sẽ bắt đầu.

Trong số các chỉ tiêu không đạt kế hoạch, đáng quan tâm nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Theo kế hoạch, mức tăng trưởng trung bình trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 phải là 7,8-8%/năm, thậm chí phấn đấu đạt trên 8%, nhưng con số trong thực tế có thể chỉ là 6,9%. Cùng với đó, cơ cấu kinh tế trong GDP cũng chậm được chuyển dịch như mong muốn. Các con số so sánh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 15-16% của kế hoạch so với 19,88% của thực tế; công nghiệp và xây dựng là 43-44% với 40,33%; còn trong lĩnh vực dịch vụ, nếu mục tiêu là 40-41%, thì con số đạt được chỉ là 39,79%.

Cũng nằm trong số các chỉ tiêu nhiều khả năng không đạt kế hoạch, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ chỉ dừng ở mức 13,8%, thay vì 16% như kế hoạch. Nguyên nhân của tình trạng này, dễ thấy nhất là do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng nhìn nhận một cách công bằng, còn có những yếu tố xuất phát từ điểm yếu của nội tại nền kinh tế Việt Nam.

Việc tốc độ tăng trưởng kinh tế, hay tăng trưởng xuất khẩu không được như kỳ vọng, đúng là chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng kinh tế. Nhưng khó có thể đưa ra những lý giải thực sự thuyết phục đối với sự chậm trễ trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

Lâu nay, các chuyên gia kinh tế vẫn phân tích rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu theo chiều rộng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; năng lực cạnh tranh quốc gia còn cách xa so với một số nước trong khu vực. Đây là một thực tế, bởi tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào hai nhân tố là vốn và lao động, trong khi vốn đầu tư còn thiếu, năng suất lao động ở mức thấp. Điều này xem ra đúng là đáng lo hơn so với việc đạt được hay không đạt được mức tăng trưởng cụ thể nào đó.

Thậm chí, ngay cả khi nhìn vào các chỉ tiêu đạt kế hoạch, cũng thấy còn có những vấn đề cần phân tích. Chẳng hạn, vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP trong giai đoạn 5 năm qua có thể đạt con số 42,9%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 40%. Nhưng đặt hai con số vốn đầu tư toàn xã hội và tăng trưởng GDP bên cạnh nhau, có thể thấy rằng, chúng ta đang phải đổ vốn nhiều hơn, trong khi thu về lại ít đi. Rõ ràng, hiệu quả đầu tư còn ở mức thấp.

Mặc dù không thể phủ nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong 5 năm 2006-2011, mà một trong những ví dụ điển hình là tăng trưởng luôn được duy trì với tốc độ khá cao; nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người đã tăng nhanh và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (theo ước tính, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.200 USD)..., nhưng cũng cần thừa nhận một thực tế là vẫn còn không ít vấn đề được đặt ra đằng sau các số liệu thống kê.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam không phải không có lý do khi cho rằng, giờ là lúc Việt Nam cần củng cố các thành tựu đã đạt được, cũng như phân tích rõ những điểm yếu để tìm ra những định hướng chính sách cụ thể và hợp lý để có thể thực hiện thành công Kế hoạch 5 năm tiếp theo 2011-2015.

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư)

  • Chuyển biến về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực
  • Đã đến lúc giảm giá xăng dầu
  • Ưu tiên hàng đầu: Ổn định kinh tế vĩ mô
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Một số bất ổn vĩ mô đến từ khu vực II
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • EU: Khủng hoảng Hy Lạp không ảnh hưởng đầu tư vào Việt Nam
  • Lời giải cho bài toán giao thông đô thị
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi