Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số bất ổn vĩ mô đến từ khu vực II

Tỷ lệ đầu tư trên giá trị tăng thêm của khu vực II (gồm công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và xây dựng) những năm gần đây luôn rất cao nhưng tỷ lệ giá trị tăng thêm của nhóm ngành này lại đang giảm nhanh. Ảnh: Lê Toàn.

Lâu nay trong các báo cáo và nhiều bài viết mang tính nghiên cứu đều mặc nhiên thừa nhận cơ cấu của khu vực II (bao gồm công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trong GDP cần phải tăng lên và coi đó như một sự phát triển kinh tế đúng hướng. Nhiều ý tưởng về tái cấu trúc kinh tế cũng cho rằng cần đẩy mạnh cả khu vực II và khu vực III.

Nghiên cứu này phân tích kỹ khu vực II dưới các góc độ đầu tư, nhập siêu và tổng nhu cầu nhập khẩu cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng của khu vực này.

Về đầu tư

Tỷ lệ đầu tư trên giá trị tăng thêm của khu vực II từ năm 2000 đến nay luôn rất cao, năm 2000 tỷ lệ này khoảng 41%, đến năm 2007 xấp xỉ 47%. Tuy nhiên, điều trớ trêu là tỷ lệ giá trị tăng thêm của nhóm ngành này lại giảm nhanh đến kinh ngạc.

Tỷ lệ này theo cấu trúc của bảng I/O năm 2000 của Tổng cục Thống kê là 34%, nhưng đến những năm gần đây (cấu trúc của bảng I/O mới) chỉ là 27%. Điều này có nghĩa càng ngày khu vực này càng kém hiệu quả, lượng đầu tư ngày càng phải tăng lên (xem hình 1) để bù đắp vào sự kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Về xuất nhập khẩu

Khu vực II cũng là khu vực khiến nhập khẩu gia tăng nhanh chóng. Tỷ lệ nhập khẩu của khu vực này chiếm trên 90% tổng giá trị nhập khẩu từ năm 2000 đến nay và khu vực này cũng là khu vực khiến nhập siêu ngày càng trầm trọng (xem hình 2).

Một điều đáng quan tâm là khu vực này không chỉ có mức đòi hỏi nhập khẩu cao để làm đầu vào cho sản xuất mà còn có mức độ lan tỏa về nhập khẩu rất lớn. Điều này có nghĩa khi tăng lên một đơn vị sản phẩm cuối cùng của khu vực này thì tổng ảnh hưởng về nhập khẩu cao hơn mức bình quân chung của nền kinh tế. Nói cách khác, có thể lý giải một cách trực quan rằng khi một sản phẩm của khu vực này được bán trong nước, hoặc xuất khẩu thì chỉ kích thích nhập khẩu mà thôi. Như vậy, tuy sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng thực chất cũng là nhập khẩu và nếu khu vực II càng được mở rộng thì càng phải đầu tư nhiều và càng kích thích nhập khẩu.

Cần tập trung cho nông nghiệp và dịch vụ

Bảng 1 cho thấy nhu cầu về nhập khẩu lan tỏa bởi tích lũy, xuất khẩu và tiêu dùng trung gian (đối với các sản phẩm sản xuất trong nước) ngày càng tăng, đặc biệt các sản phẩm sản xuất trong nước được sử dụng cho tích lũy tài sản là kích thích nhập khẩu mạnh nhất. Điều này khẳng định và bổ sung cho nhận định ở trên là nhiều sản phẩm dù mang nhãn mác sản xuất của Việt Nam nhưng thực ra cũng chỉ mang tính chất gia công hoặc lắp ráp. Lập luận này cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Nam cần tăng cường công nghiệp phụ trợ, vì nền công nghiệp chế biến của Việt Nam thực ra toàn là công nghiệp phụ trợ.

Như vậy để có một cơ cấu kinh tế hợp lý, tỷ trọng khu vực II cần nhỏ lại ở mức phù hợp và tập trung vào những ngành có chỉ số lan tỏa cao như công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Ở đây, người viết thấy rằng công nghiệp không nên là khu vực mũi nhọn ở Việt Nam. Khu vực I (nông, lâm, thủy sản) không thể bị teo tóp quá vì đây là khu vực quan trọng là điểm tựa cho các khu vực khác. Sản phẩm của khu vực này là đầu vào của khu vực II và mục đích quan trọng hơn cả của khu vực này là đảm bảo an ninh lương thực.

Bên cạnh đó, cần tập trung để đồng thời tăng tỷ trọng và chỉ số lan tỏa của khu vực III vì ngoài nhiều yếu tố, thì yếu tố xuất khẩu của khu vực này là “tiền tươi, thóc thật”.

Do khu vực II của Việt Nam cơ bản không tự chủ được nguyên vật liệu đầu vào mà hầu hết đều từ nhập khẩu, hơn nữa do việc chú trọng quá mức vào đầu tư cho khu vực này trong khi nguồn tiết kiệm (saving) của nó lại quá yếu, kết quả là những bất ổn vĩ mô như thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách là khó tránh khỏi. Vì vậy, theo thiển ý, nguyên nhân chính của những bất ổn vĩ mô là do cơ cấu kinh tế chưa hợp lý.

__________________________________________________________________________

(*) Dựa vào nghiên cứu của Bùi Trinh, Phạm Lê Hoa, Bùi Châu Giang “Import multiplier in input-output analysis” No 23, working paper, Development and Policies Research Center (DEPOCEN), Vietnam.

(Theo Bùi Trinh // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • EU: Khủng hoảng Hy Lạp không ảnh hưởng đầu tư vào Việt Nam
  • Lời giải cho bài toán giao thông đô thị
  • Chuyên gia: Thu phí đường bộ qua xăng dầu thiếu thực tế
  • Hỗ trợ nông dân vay vốn: Thắt chặt quan hệ cung - cầu
  • Hồ du lịch Núi Cốc bị xâm hại nghiêm trọng
  • Doanh nghiệp dự báo triển vọng kinh doanh 2010
  • Phát tiển khu kinh tế biển: Đi theo hình mẫu nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi