Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ưu tiên hàng đầu: Ổn định kinh tế vĩ mô

picture
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ bảy.
Giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện hiện nay cần được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ bảy, sáng 20/5.

Đây là quan điểm của đa số các thành viên Ủy ban Kinh tế, được nêu tại báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009; tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2010.

Thắt chặt tiền tệ quá mạnh

Kết quả nổi bật của năm 2009, theo báo cáo thẩm tra, là kinh tế nước ta đã sớm vượt qua được thời điểm khó khăn nhất. Có 17 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của Quốc hội, 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch.

Sang năm 2010, kinh tế - xã hội đã đạt được những kết quả khá tích cực với GDP, thu ngân sách, tổng vốn đầu tư…đều tăng.

Tuy nhiên, mặc dù mới là những tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế nhận thấy đã xuất hiện một số tình hình và thách thức mới cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Chủ nhiệm Hiền cho biết.

Đó là chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, đặt ra những thách thức rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu CPI tăng không quá 7% trong năm 2010. Phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn rất khó khăn. Mức thắt chặt chính sách tiền tệ như trong thời gian qua quá mạnh đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ.

Cùng với đó là lãi suất VND tăng rất cao (lãi suất vay ngân hàng trong quý 1/2010 đã lên tới 17-18%/năm, cá biệt lên tới 19-20%/năm) đã gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế trong những quý tiếp theo.

Nhập siêu 4 tháng đầu năm vẫn ở mức cao (4,7 tỷ USD) trong bối cảnh cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 đã thâm hụt 8,8 tỷ USD đang tiếp tục gây sức ép đến thị trường ngoại hối và tỷ giá, đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác  quản lý xuất nhập khẩu những tháng cuối năm và cân bằng cán cân thanh toán.

Trong điều kiện xuất khẩu chưa bảo đảm, dự trữ ngoại hối bị sụt giảm, vòng xoáy nhập siêu- suy giảm giá trị đồng nội tệ- lạm phát- áp lực điều chỉnh tỷ giá- lạm phát sẽ gây thách thức lớn cho ổn định kinh tế vĩ mô, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.

Báo cáo thẩm tra cũng thể hiện lo ngại về chất lượng tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu phát triển trong năm 2010 vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Hệ số “giá trị sản xuất công nghiệp trên giá trị gia tăng ngành công nghiệp” quý 1/2010 lên tới 2,46 lần, cao hơn các năm trước (năm 2009 là 1,9 lần, năm 2008 là 1,62 lần).

Sớm lựa chọn mô hình phát triển

Ý kiến chung trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, thách thức lớn nhất của năm 2010 là cùng lúc phải đạt được 2 mục tiêu: ổn định cân đối vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009.

Đồng thời với việc từng bước nâng cao chất lượng tăng trưởng (là vấn đề phải giải quyết trong trung, dài hạn) thì ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo được niềm tin cho các thành phần kinh tế, người dân, nhà đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như ổn định tình hình chung của xã hội.

Vì vậy, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện hiện nay cần được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, không chỉ là nền tảng bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý cho năm 2010, mà sẽ là tiền đề để tăng trưởng cao cho những năm sau và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Theo đó kiềm chế lạm phát, cải thiện cán cân thanh toán, giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước là những nhiệm vụ cần tập trung quyết liệt trước mắt để thực hiện được mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010.

Báo cáo thẩm tra cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong những tháng còn lại của năm 2010 với nhiệm vụ trọng tâm của điều hành kinh tế là thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt để duy trì tốc độ tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và yêu cầu kiềm chế lạm phát, bảo đảm tính thanh khoản nền kinh tế; có chính sách hướng nguồn vốn tín dụng tới những khu vực kinh tế thật sự có hiệu quả.

Giải pháp tiếp theo được nhấn mạnh là cần có các chính sách và biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần tập trung thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, kiểm soát giá các hàng hóa thiết yếu, trong đó chủ yếu sử dụng biện pháp kinh tế, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính. Chủ động áp dụng các giải pháp điều tiết cung - cầu và bình ổn thị trường.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị  sớm công bố chủ trương, các biện pháp chiến lược mang tính tổng thể cho nền kinh tế, như lựa chọn các mô hình phát triển, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết hợp phát triển vùng kinh tế với ngành kinh tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ... để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh, đổi mới cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu sản phẩm một cách thích hợp. 

(Theo Vneconomy)

  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Một số bất ổn vĩ mô đến từ khu vực II
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • EU: Khủng hoảng Hy Lạp không ảnh hưởng đầu tư vào Việt Nam
  • Lời giải cho bài toán giao thông đô thị
  • Chuyên gia: Thu phí đường bộ qua xăng dầu thiếu thực tế
  • Hỗ trợ nông dân vay vốn: Thắt chặt quan hệ cung - cầu
  • Hồ du lịch Núi Cốc bị xâm hại nghiêm trọng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi