Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chăn nuôi, nghề cá: Giá tăng, sản xuất khó chồng khó

Sản xuất nông, ngư nghiệp là khu vực rất nhạy cảm với giá cả. Dầu diesel tăng thêm 3.550 đồng lên 18.300 đồng một lít, khiến cho mỗi chuyến bám biển của gia đình ông Phạm Tính ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu tăng thêm 71 triệu đồng. Theo ông Tính, cặp tàu công suất 400 ngựa của gia đình ông, mỗi tháng đi biển, ngốn hết 20.000 lít dầu diesel.

Người nuôi gà đang lỗ, giá đầu vào lại tiếp tục tăng. Ảnh: Đặng Hoàng

Đang lỗ lại bị tăng chi phí

Ông Trần Văn Hoa, trưởng ban hải sản xã Phước Tỉnh, nơi có 900 chiếc tàu cá công suất lớn, cho biết, trước đây khi giá dầu còn ở mức trên 14.500 đồng mỗi lít, cũng đã có khá nhiều chuyến đi biển không thể đạt doanh số tối thiểu 450 triệu đồng để trang trải chi phí. “Dầu tăng thì ngư dân phải bỏ ra thêm gần cả trăm triệu đồng cho mỗi chuyến đi. Chưa kể dầu tăng được thì các dịch vụ hậu cần khác như nước đá, lưới, chì, dây thừng, lương bạn tàu… rồi cũng tăng theo”, ông Hoa nói. Trong khi đó, cũng theo ông Hoa, giá cá đổng, cá phèn, cá mối, mực nang, mực ống mà ngư dân đem bán cho nhà máy thì vẫn giữ nguyên so với mức từ cuối năm 2010.

Theo tính toán của người chăn nuôi, tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến giá thức ăn trong thời gian qua, làm tăng giá bán lên hơn 10%, từ đó, góp phần làm đội giá thành chăn nuôi lên trung bình từ 20 – 24%. Thế nhưng, từ đầu tháng 3 trở đi, khi giá điện, giá xăng dầu đều tăng, thì không chỉ giá thức ăn mà các chi phí khác cũng tăng theo.

Anh Nguyễn Văn Ngọc, nông dân ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, cho biết, chăn nuôi gà hiện nay phải sử dụng chuồng lạnh, tiêu tốn nhiều điện. Với việc giá điện tăng hơn 15%, thì mỗi tháng người chăn nuôi phải bỏ thêm 1,8 – 2,2 triệu đồng. Trong khi đó, giá gà lông hiện nay đang thấp hơn giá thành đầu vào, nông dân chịu lỗ 7.000 đồng/kg, nên việc điều chỉnh giá điện tăng thêm sẽ khiến các trại khó lòng cầm cự.

Theo tính toán của ông Nguyễn Tuấn Phương, giám đốc nhà máy thực phẩm Đồng Nai (D&F), nhận xét: “Từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế đến nay, lúc nào nhà sản xuất cũng ý thức tiết giảm chi phí. Các định mức kỹ thuật trong sản xuất đều đã có chỉ số hết rồi, muốn tiết kiệm nữa cũng không được. Chi phí vượt quá sức chịu đựng của nông dân, doanh nghiệp, tôi rất lo ngại sẽ xảy ra tình trạng ngưng trệ sản xuất”.

Tính ngưng sản xuất, gửi tiền ngân hàng

Sau lần điều chỉnh tỷ giá từ hồi tháng 10 năm ngoái, người chăn nuôi đã chịu gánh nặng chi phí thức ăn tăng giá, khiến cho nhiều chủ trại heo ở các tỉnh miền Đông, ngay từ sau tết Nguyên đán, đã buộc phải treo bảng bán cả trại heo.

Bà Nguyễn Thị Bùi, chủ trại heo ở xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, giải thích nguyên nhân phải bán trại heo quy mô 2.000 con (gần 1,9ha) với giá khoảng 9 tỉ đồng là do không thể kham nổi chi phí đầu vào (thức ăn, thuốc thú y, lương công nhân, điện, nước, xăng dầu) tăng.

Cũng đưa ra nguyên nhân tương tự, ông Chung Kim, chủ trại heo Kim Long ở huyện Lai Uyên, Bình Dương, kêu giải thể trại heo 3.000 thương phẩm, giảm công suất heo nái từ 1.100 con xuống còn 400 – 500 con. Theo ông Chung Kim, chỉ trong vòng thời gian ngắn, do tỷ giá và lãi suất tăng khiến giá đậu nành, bắp, cám gạo, thuốc… thứ gì cũng tăng ba bốn ngàn đồng mỗi ký. Chi phí đầu vào thì thay đổi liên tục, trong khi đó thì giá heo hơi không nhích thêm tí nào. Nếu không giải thể sớm thì chắc chắn người chăn nuôi sẽ mất sạch vốn. “Với 10 tỉ đồng tiền vốn, bỏ vô ngân hàng, chí ít mỗi tháng kiếm hơn trăm triệu, hơn hẳn nuôi heo phải suốt ngày lo nghĩ tiền cám, dịch bệnh”, ông Chung Kim nói thêm.

(Theo Hoàng Bảy/sgtt)

  • Nông nghiệp Việt Nam - Cơ hội đặt ra trước thách thức : Khẳng định lợi thế
  • Thử thách cho khu vực kinh tế tư nhân
  • Những doanh nhân Việt Nam học tập theo con đường của Trung Quốc
  • Phá rừng dưới 'vỏ' xóa nhà tạm
  • Thoái hóa đất, nguy cơ sa mạc hóa ở miền Trung
  • Phấn đấu đến năm 2030 loại trừ sốt rét
  • Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: Những "căn bệnh" kinh tế cần chữa chạy
  • Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành logistics
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi