Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của cả nước tăng 0,52% so tháng 6

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước trong tháng 7 tăng 0,52% so với tháng 6, đưa CPI 7 đầu năm chỉ tăng 3,22% so với cuối năm ngoái.

Theo số liệu vừa được Tổng Cục thống kê công bố, tháng này, tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI là nhóm phương tiện đi lại và bưu điện, với mức tăng tới 3,05% so với tháng trước.
Nguyên nhân được đưa ra là 2 đợt tăng giá xăng dầu vào ngày 10/6 và 1/7 đã khiến cho chi phí đi lại, đặc biệt là đi lại bằng taxi, xe khách tăng. Chính vì thế, dù các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông trong nhóm hàng này giảm giá tới 0,37%  nhưng nhóm hàng hóa trên vẫn tăng mạnh. 

Đứng thứ 2 về mức tăng trong tháng này là nhóm nhà ở, chất đốt, vật liệu xây dựng, tăng  1,89%. Nhu cầu về xây dựng tăng sau khi sau các nhóm giải pháp kích cầu của Chính phủ giúp kích thích sản xuất, tiêu dùng. Đây được cho là lý do nhóm mặt hàng trên tăng giá trong tháng 7.
 
Những nhóm hàng hoá khác như nhóm đồ uống thuốc lá; nhóm văn hóa, thể thao, giải trí; đồ dùng dịch vụ khác; nhóm dược phẩm y tế; giáo dục… tăng dưới 0,5%,  từ 0,21% đến 0,47%.
 
Giảm giá duy nhất trong tháng này là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống nhưng giảm rất nhẹ: 0,05%. Đây là nhóm có quyền số cao nhất trong rổ 10 nhóm hàng hóa tính CPI. Chính vì thế, sự giảm giá của nhóm hàng hóa này đã tác động mạnh đến CPI chung của tháng.
 
 
Tính theo địa phương, với mức tăng 0,82%, Gia Lai trở thành địa phương có mức tăng giá cao nhất. Đứng vị trí thứ 2 là Hà Nội và Đà Nẵng, tăng 0,77%.

*Từ tháng 10/2009, CPI sẽ được tính theo phương pháp mới. Theo đó, danh mục mặt hàng để tính CPI sẽ là 572 mặt hàng thay vì 490 như hiện nay. Số nhóm mặt hàng tăng từ 10 lên 11 bởi nhóm giao thông, bưu chính viễn thông được tách thành hai nhóm riêng nhằm bảo đảm phản ánh khách quan hơn do hai nhóm hàng này không liên quan nhiều đến nhau.

(Vinanet)

  • Nhiều địa phương điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm
  • Từ báo cáo kinh tế sáu tháng đầu năm: Tiêu dùng của dân chúng sẽ tiếp tục giảm
  • 2013: VN dẫn đầu thế giới về tăng trưởng giải trí, truyền thông
  • Phục hồi phát triển kinh tế: Bài toán hậu khủng hoảng
  • Vì sao ngành điện “đói” vốn ?
  • Văn bản hành chính rườm rà 'ngáng' sự phát triển kinh tế
  • Chỉ số giá: Cách tính mới sẽ "chính xác hơn"
  • Triển vọng kinh tế và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi