Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Văn bản hành chính rườm rà 'ngáng' sự phát triển kinh tế

Ông Scott Jacob, chuyên gia tư vấn quốc tế cho rằng Việt Nam có thể đẩy nhanh phát triển kinh tế hơn nữa thông qua việc thực hiện cải cách các văn bản hành chính. Các văn bàn hành chính rườm rà sẽ 'ngáng' sự phát triển kinh tế.

1/3 số văn bản của Việt Nam có thể cắt bỏ

Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư

Góp ý kiến tại hội thảo "Công cụ rà soát và đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật" ngày 2/7, ông Scott Jacob, chuyên gia tư vấn quốc tế cho biết sau khi ra khỏi khủng hoảng năm 1997, Hàn Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trước rất nhiều.

Cốt lõi của sự phát triển nhanh này là việc cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu “rườm rà” trong các văn bản quy phạm pháp luật. Dự kiến trong thời gian tới Hàn Quốc sẽ tiếp tục tiến hành đợt cải cách tiếp theo để cho thủ tục pháp lý được cải thiện hơn nữa.

Cũng theo ông Jacob, Việt Nam có thể đẩy nhanh phát triển kinh tế hơn nữa thông qua việc thực hiện cải cách các văn bản hành chính. Theo đánh giá hiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cồng kềnh. Đây là một trong những cản trở lớn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh tế- xã hội được đề ra.

Bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng dẫn chứng 2 việc chứng minh cho sự thiếu rõ ràng, chồng chéo gây khó khăn cho người thi hành trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Bà cho biết: Năm 2008 các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động nếu không phanh lại thì không biết cuộc đua này sẽ đi đến đâu. Với tư cách là Hiệp hội Ngân hàng để đảm bảo sự ổn định của thị trường tiền tệ để mọi người cùng cạnh tranh trong sự ổn định đó nên hiệp hội đã kêu gọi các ngân hàng đồng thuận mức trần lãi suất huy động.

Dù được các thành viên hiệp hội đồng tình nhưng Hiệp hội lại mang tiếng vi phạm luật cạnh tranh và phải làm việc với Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương để giải trình dù rằng Hiệp hội không hề có ý hạn chế sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Những điều khoản của Luật Cạnh tranh không cụ thể dẫn đến hậu quả này.

Cần nâng cao năng lực đội ngũ làm luật

Trước câu hỏi việc Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đang triển khai công cụ rà soát và đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật như thế này thì rất nhiều văn bản sẽ bị bỏ đi và như vậy sẽ “đụng chạm” nhiều người, TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng CIEM cho biết những điều khoản trong luật chưa phù hợp thì có thể làm văn bản sửa đổi, còn những văn bản không còn phù hợp, không còn dùng được nữa thì phải bỏ.

Ông Cung cũng cho biết sau cuộc khủng hoảng kinh tế, chỉ trong một đêm Chính phủ Hàn Quốc đã mạnh tay cho hủy bỏ 6.000 trên tổng số 13.000 văn bản pháp luật không còn phù hợp và họ đã thành công.

“Nếu áp dụng công cụ rà soát chất lượng văn bản quy phạm pháp luật như CIEM thì có ít nhất 1/3 số văn bản của Việt Nam phải cắt bỏ. Nhiều văn bản đã dùng trong nhiều năm và không còn hiệu quả nữa”- ông Cung cho biết.

Bà Dương Thu Hương cho rằng, ngoài việc ban hành 1 bộ khung cho văn bản quy phạm pháp luật thì năng lực của đội ngũ cán bộ soạn thảo, đọc và thẩm tra Luật cũng phải được quan tâm. Theo bà Hương, có những văn bản đơn giản, đưa ra hội đồng thẩm định bàn bạc xong thì trở nên mù mịt, tất nhiên cũng có lúc văn bản rõ ràng hơn.

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Chỉ số giá: Cách tính mới sẽ "chính xác hơn"
  • Triển vọng kinh tế và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Kinh tế Việt Nam có thể hạn chế sự phụ thuộc vào dầu thô?
  • Kích thích kinh tế - giải pháp tích cực cho doanh nghiệp và nền kinh tế
  • Kinh tế Việt Nam sẽ đi lên từ 2010
  • Nhiều triển vọng cho tăng trưởng
  • Bão ngầm trên thị trường viễn thông
  • Doanh nghiệp Việt Nam phải học cách thích nghi nhanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi