Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiến lược và thủ đoạn

Gần đây, xuất hiện hai thông tin đáng chú ý của người Việt Nam ở quốc tế: Một là một DN Việt Nam quyết định mua đứt thị trấn ở Mỹ và một tin khác là Chính phủ Nam Phi vừa ban lệnh cấm người có quốc tịch Việt Nam săn bắn tê giác ở nước này vì nguy cơ buôn bán sừng tê giác phi pháp.

Hai thông tin này thoạt tiên tưởng chẳng liên quan gì với nhau nhưng qua đây lại cho thấy một cái nhìn thú vị về nhạy cảm cũng như mạo hiểm làm ăn có sẵn trong người Việt.

Nếu như việc doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã thắng đấu giá và mua đứt thị trấn Buford tận bên nước Mỹ xa xôi là một tin làm nức lòng báo người đặc biệt là giới DN Việt Nam.

Ở đây tạm thời chưa bàn đến việc DN mua lại thị trấn Mỹ với mục đích gì, giá cái thị trấn nhỏ xíu kia đắt, rẻ ra sao...Nhưng riêng chuyện chấp nhận đến một cường quốc để cạnh tranh và vượt qua 25 người từ nhiều quốc gia trong một cuộc đấu giá nghẹt thở 11 phút, cũng được xem là dài nhất trong các cuộc đấu giá bất động sản ở Mỹ vốn chỉ mất khoảng 3 phút là nhiều cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của bản thân anh.

Hơn thế, thương vụ này đã tạo nên một niềm tin cho người Việt Nam nói chung và giới DN Việt nói riêng, bởi theo doanh nhân này giá trị đấu giá chung cuộc 900.000 USD không phải là lớn nhưng có thể được xem là sự kiện được đông đảo báo giới quốc tế quan tâm. Quan trọng hơn việc sở hữu một thị trấn như Buford là bàn đạp về mặt tinh thần để các DN Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và thị trường các nước phát triển nói chung những thương hiệu Việt.

Vì thế, chuyện anh Nguyên mua thị trấn Mỹ mang rất nhiều ý nghĩa: Về mặt hình thức, DN Việt hoàn toàn có thể đầu tư bất động sản ở những quốc gia nổi tiếng, nhưng quan trọng hơn nó mở ra những tư duy mới trong làm ăn, đầu tư cho DN Việt. Và từ đây, chúng ta có thể tin rằng, DN Việt khi vươn ra thế giới, không có gì là không thể.

Chẳng thế, sau khi doanh nhân này mua được  Buford, trên mặt một số tờ báo ngay tại Việt Nam này thôi đã thống kê một loạt các dự án bất động sản tại nước ngoài như Mỹ, Pháp, Đức... đang nằm trong tầm ngắm và khả năng tài chính của các doanh nhân chúng ta.

Hơn thế, tuy anh Nguyên khiếm tốn "cũng chưa biết làm gì" với thị trấn mới mua nhưng ai dám khẳng định đó không phải là một ý tưởng xuất sắc thể hiện tài đánh hơi cơ hội kinh doanh của ông chủ mới người Việt này?. Đó hẳn phải xem là một chiến lược dài hơi chứ không thể là mua chơi, không để làm gì.

Trong khi đó theo chiều ngược lại, một thông tin chẳng vui vẻ gì khi Chính phủ Nam Phi ban lệnh cấm người Việt săn tê giác do hãng tin Bloomberg tiết lộ. Lý do phía sau lệnh cấm này là các nhà chức trách Nam Phi cho biết không thể đảm bảo các tay săn tê giác đến từ Việt Nam sẽ không có hành động bất hợp pháp là bán lại sừng loài vật với mức giá đắt hơn vàng.

Theo các hãng thông tấn quốc tế, nhu cầu sừng tê giác đang tăng mạnh ở Việt Nam được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến số lượng tê giác bị hạ sát bất hợp pháp ở Nam Phi gia tăng đột biến. Lý do chính là ở ta, không ít người tin rằng mặt hàng này có thể chữa được bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Và giá mỗi kg sừng tê giác có thể lên tới 60.000 USD, tương đương khoảng 1,25 tỷ VND còn đắt hơn giá  1 kg vàng (26 lượng), có giá hơn 1,13 tỷ đồng theo thời giá hiện tại.

Nhưng dĩ nhiên là tê giác không có ở Việt Nam, nên người ta phải "hướng ngoại" sang tận Nam Phi nơi tê giác vẫn còn "nhiều như quân nguyên". Và họ đã có những động thái như thế nào để tận thu nguồn tài nguyên thiên nhiên này thì chỉ cần xem lệnh cấm của Chính phủ Nam Phi thì sẽ rõ.

Khi cấm người Việt Nam săn bắn tê giác tại nước mình, chính phủ Nam Phi đã khá tế nhị khi tuyên bố: "không thể đảm bảo các tay săn tê giác đến từ Việt Nam sẽ không có hành động bất hợp pháp là bán lại sừng" nhưng thực tế là họ đã đọc vị ra được những mánh khóe làm tiền của một nhóm nhỏ người Việt khi lợi dụng lý do vui chơi tiêu khiển để trục lợi. Đó hẳn là một thủ đoạn đáng lên án.

Hành động vì lợi ích thiển cận của một nhóm nhỏ này, trước mắt đã tước đi cơ hội được tiêu khiển bình đẳng của người Việt Nam tại quốc gia châu Phi hấp dẫn này. Bởi vì ai dám khẳng định người Việt Nam giàu chân chính không dám bỏ tiền để mua thú tiêu khiển đắt giá này? Sâu xa hơn, người ta sợ rằng những hệ lụy xấu sẽ còn kéo theo, sẽ làm khó thêm cơ hội để những người Việt, hàng Việt xâm nhập vào thị trường giàu có này. Bởi một khi hình ảnh người Việt Nam tại đây đã xấu đi, thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Hai câu chuyện trên, vì thế dẫu khác hẳn nhau nhưng đều cùng thể hiện một vấn đề: sự nhanh nhạy và tài đánh hơi cơ hội kinh doanh của người Việt Nam và khả năng đó hoàn toàn có thể thi thố với thiên hạ, chứ không chỉ bó hẹp trong cái "ao làng". Chỉ có điều ở trường hợp đầu thì mở ra một cánh cửa mới, còn ở trường hợp sau thì một cánh cửa khác lại đóng sập lại. Vì ở đây chữ tài liền với chữ tai hay nói một cách khác là trong kinh doanh, chiến lược và thủ đoạn là hai thái cực hoàn toàn khác nhau.

(Theo VEF)

  • Các doanh nghiệp "khóc" gì khi "tất cả "cùng phá sản ?
  • Tập trung sức mạnh quốc gia 'cứu' doanh nghiệp
  • Việt Nam: 'Bão' thất nghiệp sắp đổ bộ?
  • Nói và làm: Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tế
  • Dấu hiệu rõ rệt của đình đốn sản xuất
  • Cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp Việt Nam và những việc cần làm
  • “Sức hút FDI của Việt Nam suy giảm vì lạm phát”
  • Kinh tế quý 1/2012: Tóm lại là thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi